Trà My Văn học Lớp 10

Lấy ví dụ về một tác phẩm văn học và chứng minh nội dung yêu nước trong tác phẩm đó

Hãy lấy 1 tác phẩm văn học nào đó và chứng minh nội dung yêu nước trong tác phẩm đó

2
2 Câu trả lời
  • Ỉn
    Ỉn

    Gợi ý mẫu:

    Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà

    * Lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền của đất nước: "Nam quốc... thiên thư" (Sông núi nước Nam... sách trời)

    - Câu 1: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (Sông núi nước Nam vua Nam ở)

    + Giọng thơ hào hùng, đanh thép => Mang ý nghĩa khẳng định nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng, vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc.

    + Cách sử dụng từ ngữ "quốc" (nước), "đế" (vua) => Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tự coi nước Nam là nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam sánh vai với hoàng đế Trung Quốc.

    - Câu 2: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (Rành rành định phận tại sách trời)

    + Cách lập luận chặt chẽ, giọng điệu dứt khoát => Khẳng định đanh thép nước Nam là của người Nam, điều đó đã là chân lí, là trời định, đã được ghi rõ ràng ở sách trời không thể chối cãi.

    * Tinh thần yêu nước với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc: "Như hà... bại hư" (Cớ sao... tơi bời)

    - Hình thức là câu hỏi trực tiếp quân giặc "Cớ sao chúng bay sang xâm phạm?" => Thái độ quyết liệt, rõ ràng coi kẻ xâm lược là "nghịch lỗ" (giặc dữ) chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa trong hành động xâm lược của kẻ thù.

    - Khơi gợi tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân nước Nam "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" => Kẻ thù ngang ngược, làm trái sách trời sẽ khiến chúng tự chuốc lấy bại vong.

    => Lời cảnh cáo đanh thép vang lên khẳng định giặc sẽ thất bại thảm hại, ta sẽ giành chiến thắng.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 17/09/21
    • Đen2017
      Đen2017

      Gợi ý:

      Tinh thần yêu nước trong bài Bình Ngô Đại Cáo

      a. Tinh thần yêu nước bộc lộ thông qua luận đề chính nghĩa:

      - Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", tức hành động nhân nghĩa phải đi liền với tình cảm yêu thương nhân dân, bảo vệ nhân dân khỏi những tai họa xâm lăng, đảm bảo cho nhân dân được một cuộc sống an bình, gắn với lòng yêu nước sâu sắc.

      - Khẳng định nền độc lập lâu đời của dân tộc thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục khác biệt, và độc đáo, khéo léo trong việc so sánh các triều đại, khẳng định việc xưng "đế" của dân tộc Đại Việt.

      - Khẳng định nước ta "hào kiệt đời nào cũng có", cùng với việc dẫn ra hàng loạt các chiến tích và sự thất bại thảm hại của vương triều phương Bắc khi tiến quân vào xâm lược nước ta trong lịch sử.

      => Thể hiện sức mạnh của một dân tộc tuy lãnh thổ nhỏ bé, nhưng tinh thần yêu nước, sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm thì luôn luôn vĩ đại, sẵn sàng tiêu diệt những kẻ thù to lớn để bảo vệ Tổ quốc từ bao đời.

      b. Tinh thần yêu nước sâu sắc thể hiện qua việc vạch trần âm mưu đê hèn, tội ác xâm lược của quân Minh:

      - Đứng trên lập trường của dân tộc, lòng yêu nước và sự sáng suốt của một nhà chính trị đã chỉ ra âm mưu xâm lược trắng trợn của quân Minh, với danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" mê hoặc lòng dân để đem quân tràn vào nước ta xâm lược, tàn phá.

      - Đứng trên lập trường của một người dân Đại Việt, căm thù giặc Minh và đớn đau trước thực cảnh của dân tộc, để vạch trần tội ác của quân xâm lược khi tràn vào lãnh thổ nước ta, tố cáo hành động tàn ác và chủ trương cai trị vô nhân đạo của kẻ thù.

      + Tàn hại đồng bào bằng những hành động diệt chủng đầy man rợ tàn khốc "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ".

      + Phá hủy cuộc sống an bình của nhân dân, ra sức vơ vét của cải "Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ".

      + Xem nhân dân ta như những cỗ máy biết nói, ra sức đàn áp, nô dịch thúc ép dân tộc Đại Việt phải lên rừng, xuống biển đối mặt với nhiều nguy hiểm, khổ sai để đem về những sản vật quý hiếm.

      - Tổng kết lại bằng hai câu "Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội/Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi", khẳng định tội ác của giặc bằng câu cảm thán, câu hỏi "Lẽ nào trời đất dung tha/Ai bảo thần dân chịu được?", bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân, sâu sắc của tác giả.

      - Giọng điệu lúc đau đớn, xót xa, lúc lại ngập tràn căm thù sâu sắc. Kết hợp với một loạt các hình ảnh mang giá trị biểu cảm, diễn tả sự vô cùng tận, không thể đong đếm thường xuất hiện trong điển cố "nước Đông Hải", "trúc Nam Sơn" để bộc lộ tội ác tày đình của giặc mang lại ấn tượng sâu sắc về tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước, thương dân tột cùng của Nguyễn Trãi.

      c. Tinh thần yêu nước thông qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
      - Tái hiện hình ảnh chủ soái Lê Lợi, người anh hùng tiêu biểu nhất cho tinh thần yêu nước của cả dân tộc, đại diện cho ý chí quyết tâm dẹp giặc ngoại xâm, là niềm tự hào, hy vọng của cả một dân tộc đang lầm than.

      => Thể hiện tinh thần yêu nước chung của nhân dân Đại Việt một cách rất khéo léo và tinh tế.

      - Tái hiện quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm đầy anh dũng, kiên cường của dân tộc ta, biểu hiện rõ nét nhất, mạnh mẽ nhất cho lòng tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ mảnh đất quê hương bằng mọi giá.

      + Cuộc khởi nghĩa đã đi từ những ngày thiếu thốn, khó khăn gian khổ nhất, vừa thiếu hụt người tài ra giúp nước, lực lượng quân đội còn non yếu, lương thực khan hiếm, trái lại quân thù thì người đông thế mạnh. Nhưng với tinh thần yêu nước của quân dân đã nảy ra sự đoàn kết, thống nhất trong nghĩa trở thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống giặc bền bỉ, một lòng.

      + Trong chiến đấu tinh thần yêu nước được thể thông qua sự dũng mãnh, xông pha giết giặc của các tướng sĩ, những trận đánh oanh liệt đem về những chiến thắng vô cùng vang dội, khiến kẻ thù nghe tiếng mà sợ hãi khôn cùng.

      => Một Đại Việt nhỏ bé cả về lãnh thổ lẫn quân đội, nhưng lại có thể chiến thắng vẻ vang như thế không nằm đâu ngoài tinh thần yêu nước sâu sắc đã thành truyền thống từ bao đời nay cùng với tinh thần đoàn kết một lòng quyết tâm chống giặc.

      - Kết thúc trận chiến, chúng ta đã không chọn cách đuổi cùng diệt tận mà lại mở đường cho giặc về nước.

      => Đó cũng là một biểu hiện rất tinh tế của lòng yêu nước, là hành động nhân văn bảo vệ đất nước, nhân dân khiến nhà Minh tạm thời không dám manh động, lại làm việc bất nghĩa, để quân dân ta được nghỉ sức xây dựng lại đất nước.

      d. Tinh thần yêu nước bộc lộ thông qua lời tổng kết:

      - Tinh thần yêu nước lần nữa được khẳng định thông qua việc Nguyễn Trãi tuyên bố nền độc lập chủ quyền của dân tộc bằng giọng văn hùng hồn, sắc sảo, niềm tự hào, kiêu hãnh "Xã tắc từ đây vững bền/Giang sơn từ đây đổi mới", mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, khai sinh ra một triều đại thịnh trị lâu dài.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 17/09/21

      Văn học

      Xem thêm