Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây CTST

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Văn bản được nhóm biên soạn tổng hợp từ Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng. NXB Trẻ, 2009, trang 36-55 và Chợ Nổi - Nét văn hóa sông nước miền Tây, Đài Truyền hình Cần Thơ.

Thể loại

- Văn bản thông tin.

Bố cục

Có thể chia làm 3 phần:

Những khu chợ sầm uất trên sông

Những cách rao mời độc đáo

Dư âm chợ nổi

Tóm tắt nội dung văn bản

Những nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi

- Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua bằng xuồng, ghe

- Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động

- Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm bằng tay, có kèn đạp bằng chân,..

- Những tiếng rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn,….

2.2. Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây

- Đây là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng

- Giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây

- Chợ nổi đã trở thành một nét đặc trưng, một phần không thể thiếu của người dân miền Tây

- Chợ nổi như biểu hiện cho tính cách, cuộc sống của con người nơi đây

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi - một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.

3.2. Về nghệ thuật

- Văn bản có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh)

- Kết hợp giữa phương thức thuyết minh và miêu tả, tự sự

- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết bài văn giới thiệu chợ nổi miền Tây.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Lên ý tưởng và lập dàn ý để viết đoạn văn:

Dàn ý

Mở bài

- Giới thiệu chợ nổi - một nét văn hóa độc đáo của miền Tây.

Thân bài

- Giải thích khái niệm chợ nổi. Giới thiệu bao quát về chợ nơi đây.

- Về địa điểm họp chợ.

- Khung cảnh lúc chợ họp.

- Những hàng hóa mua bán, trao đổi nơi đây.

- Cách bày bán, trang trí hàng hóa.

- Một số chợ nổi tiêu biểu của miền Tây.

Kết bài

- Cảm nghĩ của em về chợ nổi miền Tây.

Lời giải chi tiết:

Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng vô cùng đa dạng về địa hình và văn hóa. Xuôi về phía Nam sông nước, ta sẽ chiêm ngưỡng một miền Tây ôn hòa, chân chất, giàu tình người và những loại hình văn hóa đặc biệt. Đến với Miền Tây bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được ghé thăm một khu chợ đặc biệt – chợ nổi.

Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán. Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe tấp nập đi lại, luồn lách trên mặt nước. Tiếng chào mời mua bán, tiếng cười nói gọi nhau, tiếng ồn ã của động cơ... làm vang động cả một vùng, quang cảnh nhộn nhịp và sôi động. Trên thuyền chất đầy hàng hoá, nhiều nhất vẫn là trái cây, mùa nào thức nấy: chôm chôm, xoài, cam, quýt, bưởi, măng cụt, sầu riêng..., sản vật của vùng sông nước kênh rạch như cá, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng, rau tươi... Chủ nhân của ghe, thuyền treo lủng lẳng một vài thứ trái cây, hàng hoá hay một bảng hiệu quảng cáo trên chiếc sào nơi thuyền của mình, cái cao cái thấp, cái thẳng cái nghiêng trông thật lạ mắt. Các loại dịch vụ ăn uống, hớt tóc, may vá... cũng diễn ra ngay trên ghe, xuồng, rất tiện dụng và đường như thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm sinh hoạt đời thường của người dân vùng này. Các chợ nổi lớn của miền Tây như Phụng Hiệp, Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)... Phần lớn nông sản hàng hoá ở đây được bán cho những thương nhân rồi từ đó được chuyển tới các nhà máy chế biến thực phẩm, hoa trái hay chở ra tận Hà Nội và các địa phương miền Bắc. Chợ nổi là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long.

Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây phóng khoáng và nghĩa tình. Nếu có đặt chân đến vùng đất Tây Nam Bộ, bạn hãy đừng quên ghé thăm và trải nghiệm nét độc đáo riêng nơi đây để hòa vào nếp văn hóa đặc sắc nơi đây.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 20/03/23
    • Lang băm
      Lang băm

      👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 20/03/23
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 20/03/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm