Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

Xuất xứ: Văn bản được in trên Báo VOV5, ngày 23/12/2013, theo Lan Anh, Nhà truyền thống của người Ê-đê: Nhà dài như tiếng chuông ngân.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Đặc điểm cấu tạo của nhà dài

- Nhà dài:

+ Là nhà sàn.

+ Nguyên liệu: tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh.

+ Thường làm nhà theo hướng bắc – nam.

+ Độ dài thường được ước tính bằng số lượng dầm ngang (đê), nhà có bao nhiêu đê thì có bấy nhiêu gian.

- Hoa văn chạm khắc:

+ Trong nhà thường được chạm khắc nhiều hình con vật như voi, cua, cá, ... lên xà nhà=> thể hiện sự giàu có của chủ nhà.

+ Những con kì đà được khắc trên xà ngang => cầu mong may mắn sẽ đến với gia đình.

+ Hoa văn con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên,... và hoa văn nguyên thủy, mang tính đặc trưng của người Ê-đê.

- Cầu thang:

+ Gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới; cửa phía sau dành cho phụ nữ.

+ Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc à cầu thang chính.

+ Cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống (cầu thang đực, cầu thang cái). Ở cầu thang cái bao gờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết; cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ chạm khắc những bậc tiện cho việc lên xuống.

2.2. Tính truyền thống trong nhà dài của người Ê-đê

- Truyền thống nghĩa là có tính chất lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ngôi nhà được nói đến trong văn bản trên được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê bởi:

+ Về cấu trúc, cách xây dựng, nguyên liệu hầu như vẫn được lưu giữ từ thời xa xưa.

+ Những sự thay đổi trong kiến trúc theo từng thời đại không đáng kể, chủ yếu vẫn giữ được những nét đặc trưng của người Ê-đê.

+ Ngôi nhà còn là không gian diễn ra, lưu giữ những hoạt động, nếp sống văn hóa sinh hoạt từ lâu đời của người dân Ê-đê.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Văn bản giúp người đọc hình dung được ngôi nhà của người dân tộc Êđê với những hình ảnh chân thực, sinh động, cho người đọc những cảm nhận chính xác nhất về ngôi nhà. Đồng thời thể hiện được nét truyền thống về văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Ê-đê qua những hình ảnh được chạm khắc trên ngôi nhà.

3.2. Về nghệ thuật

- Miêu tả chi tiết, giúp người đọc hình dung chân thực và có những tri thức cụ thể về nhà dài Êđê.

- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

- Văn phong phù hợp với nội dung văn bản, kết hợp hài hòa giữa phương thức thuyết minh, miêu tả và tự sự.

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê , em hãy nêu ý nghĩa của nhà dài trong đời sống văn hóa và sinh hoạt của người dân tộc Ê-đê.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê và nội dung bài học phần Tính truyền thống trong nhà dài của người Ê-đê.

- Kết hợp tìm hiểu trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa nhà dài của người Ê đê:

- Nhà dài vừa là biểu tượng vật chất của những gia đình theo mẫu hệ vừa là nơi để lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần, nơi gắn bó biết bao thế hệ dòng tộc của người Ê đê.

- Nhà dài là được xem là một công trình độc đáo, nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên, tranh thú dữ và thiên tai ập đến. Đồng thời, những ngôi nhà dài tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa truyền thống trong gia đình.

- Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc với nhau đã ngày càng mất dần thể chế mẫu hệ, xu hướng tách khỏi gia đình lớn, vì thế mà số lượng nhà dài không còn được phát triển. Dù vậy, việc bảo tồn một số ngôi nhà dài tại một số buôn làng vẫn được phát huy tạo nên một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một di sản quý của Tây Nguyên.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 19/03/23
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😮😮😮😮😮😮

      Thích Phản hồi 19/03/23
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 19/03/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm