Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Xã trưởng - Mẹ Đốp CTST

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Xã trưởng - Mẹ Đốp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.

- Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 - 288 và 324 - 327.

b. Thể loại

- Chèo.

c. Bố cục

Có thể chia làm 2 phần:

- Từ đầu ... xã ngồi: Thái độ xã trưởng

- Còn lại: Thái độ của mẹ Đốp

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Xã trưởng và mẹ Đốp đi rêu rao về việc Thị Mầu chưa có chồng mà đã có chửa. Mâu thuẫn giữa hai người ngày càng lên cao.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Nhân vật xã trưởng

- Xã trưởng là nhân vật phản diện

- Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình:

+ Đi rao mõ

+ "Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?"

+ Tại dân vi tổng lí

- Xã trưởng là người kênh kiệu, tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây, thể hiện qua các câu thoại:

+ Quốc pháp hữu công cầu

+ Ơn dân xã thuận bầu

+ Tôi đứng đầu hàng xã

2.2. Nhân vật mẹ Đốp

- Mẹ Đốp là người thích đả kích, châm chọc chức xã trưởng, thể hiện qua các câu thoại sau:

- Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả

- Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng

- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi

- Mẹ Đốp dùng những từ ca ngợi nghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu: Các cụ chửa được ngồi, Thầy sai con đi rao mõ

- Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Văn bản cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người, tự cao và không có đạo đức. Đồng thời, thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Màu.

3.2. Về nghệ thuật

- Xây dựng tình huống độc đáo

- Khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật

- Những từ ngữ giản dị, mộc mạc, đặc trưng của làng quê

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Nêu cảm nhận của em về nhân vật mẹ Đốp trong đoạn trích Xã trưởng - Mẹ Đốp SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Xem lại văn bản đoạn trích Xã trưởng - Mẹ Đốp SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo và tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo về vấn đề

- Nêu cảm nhận của em về nhân vật mẹ Đốp

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích Xã trưởng - Mẹ Đốp, mẹ Đốp được xây dựng bằng những chi tiết và lời nói tạo tiếng cười châm biếm cho văn bản. Đại diện cho tầng lớp nhân dân (bị trị) luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày. Sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng hình tượng hóa các quan điểm, triết lí dân gian giúp việc truyền tải dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Qua đó, giúp người đọc khái quát và hình dung rõ hơn những góc khuất tồn đọng trong xã hội phong kiến cũ.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Xã trưởng - Mẹ Đốp CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 76
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 20/03/23
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 20/03/23
      • Hằngg Ỉnn
        Hằngg Ỉnn

        😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 20/03/23

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm