Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 44 CTST

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 44 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Ôn tập về từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ

- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

2. Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa

- Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm

Ví dụ: Ông ấy là một đọc giả khó tính.

+ Cách sửa: Nên dùng từ độc giả hoặc từ ngữ thuần Việt người đọc.

- Dùng từ ngữ không đúng nghĩa

Ví dụ: Tự ti là một trong những yếu điểm của anh ấy

+ Ở câu này, người viết dùng sai từ yếu điểm (điểm quan trọng).

+ Cách sửa: Thay từ yếu điểm bằng từ nhược điểm hoặc điểm yếu.

- Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

Ví dụ: Những văn nhân và người làm thơ thời trung đại thường chuộng dùng điển cố.

+ Ở câu này, việc kết hợp văn nhân (từ Hán Việt) và người làm thơ (cụm từ thuần Việt) không phù hợp.

+ Cách sửa: Nên dùng cả hai từ ngữ Hán Việt là văn nhân và thi sĩ hoặc cả hai từ thuần Việt là người viết văn và người làm thơ.

- Dùng từ không phù hợp với phong cách

Ví dụ: Dạo này sức khỏe thân mẫu bạn như nào?

+ Đây là câu hỏi giao tiếp thông thường giữa hai người bạn nên cần giản dị, gần gũi hơn là trang trọng, kiểu cách; do đó việc dùng từ Hán Việt là không cần thiết.

+ Cách sửa: Dùng từ thuần Việt mẹ thay cho từ Hán Việt thân mẫu.

3. Bài tập minh họa

Bài tập: Phân biệt nghĩa và cách dùng các cặp từ ngữ Hán Việt sau:

cố chủ tịch – cựu chủ tịch

cương quyết – kiên quyết

Hướng dẫn giải:

- Tách các yếu tố Hán Việt để phân tích nghĩa của từ ngữ

- Có thể sử dụng điển Hán Việt để hiểu thêm nghĩa của các từ đã cho

Lời giải chi tiết:

cố chủ tịch - cựu chủ tịch

- ''Cố'' có nghĩa là chỉ người đã qua đời nhưng vẫn còn lưu lại trong kí ức và từ này chỉ dùng cho những người có danh phận hoặc địa danh nổi tiếng.

- ''Cựu'' có nghĩa là cũ nhưng là người vẫn còn sống nên từ cựu chủ tịch có nghĩa là nói đến một người từng làm chủ tịch đã hết nhiệm kì mà vẫn còn sống.

cương quyết - kiên quyết

- ''Cương'' có nghĩa là cứng, cứng rắn; còn ''quyết'' là quyết tâm nên từ cương quyết có nghĩa là dù thế nào cũng giữ vững ý định cho dù gặp khó khăn gì cũng không thay đổi.

- ''Kiên'' có nghĩa là kiên trì, bền bỉ; còn ''quyết'' là quyết tâm nên từ kiên quyết có nghĩa là kiên trì, quyết tâm làm được điều đã định, dù khó khăn đến mấy cũng không thay đổi.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 44 CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 39
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 20/03/23
    • Đường tăng
      Đường tăng

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 20/03/23
      • chang
        chang

        😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 20/03/23

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm