Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Giang - Bảo Ninh CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Giang - Bảo Ninh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả Bảo Ninh

- Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại tỉnh Quảng Bình.

- Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.

- Phong cách nghệ thuật: Giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm

- Tác phẩm chính: Nỗi buồn chiến tranh, Trại bảy chú lùn,….

1.2. Tác phẩm Giang

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ Tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn

- Truyện ngắn là chương 1 của tập truyện

- Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội

Thể loại

- Truyện ngắn.

Bố cục

Có thể chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”): Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và Giang ở giếng nước

- Phần 2 (tiếp đến “con về khuya bố không yên tâm đâu”): Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi”

- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”

Tóm tắt nội dung văn bản

- Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật tôi, đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" với Giang

- Thời gian: những ngày giáp Tết, trời mưa rất mỏng cũng chưa tối hẳn

- Địa điểm: cái giếng xây ở đầu trấn

- Hoàn cảnh gặp gỡ: khi Giang đang đi gánh nước và nhân vật tôi (tác giả) cũng đến giếng để “ rửa ráy qua loa tí chút và xâu lại dép”. Giang giúp “tôi” múc nước

- Hành động của Giang:

+ “Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”

+ “Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”

=> Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”

- Thái độ của nhân vật kể chuyện: sững sờ đến bất động, hạnh phúc và biết ơn

2.2. Cuộc trò chuyện giữa nhân vật "tôi" và Giang tại nhà

- Nhà của Giang:

+ Đi sâu vào ngõ tối, một mình Giang một túp lều nhỏ, mái gianh vách đất

+ Một chiếc giường đơn, ngọn đèn hoa kì trên chõng tre, chiếc xe đạp Phượng Hoàng

=> Hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, thiếu thốn

- Giang dọn cơm mời “tôi” dùng bữa

=> Ấm áp, mến khách

- Cuộc trò chuyện giữa bố Giang và “tôi”:

+ Bố Giang cũng là trung tá quân đội, là một người đàn ông cao lớn

+ Ban đầu sắc mặt nghiêm nghị, nhìn chằm chằm hỏi chuyện

+ Nhưng sau dịu nét mặt hơn, mỉm cười, động viên “tôi”

+ Cho phép Giang lấy xe đạp đèo “tôi” về đơn vị

=> Người đàn ông mẫu mực, đường hoàng nhưng cũng rất tình cảm

2.3. Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”

- Giang đèo tôi bằng xe đạp vào tận đơn vị ở Bãi Nai

- Nhắn nhủ nếu có cơ hội hoặc Tết mời đến nhà Giang chơi

- Chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống chiến tranh khốn khó, nhiều mất mát đau thương

=> Cuộc chia tay đầy xúc động, bịn rịn. Bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về nỗi đau, những tổn thất quá lớn mà chiến tranh gây ra.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

- Văn bản tái hiện cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật "tôi", đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.

3.2. Về nghệ thuật

- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng

- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Qua đoạn trích Giang - Bảo Ninh, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Giang - Bảo Ninh, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh, có thể tham khảo các ý chính sau:

+ Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ

+ Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ

+ Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng

+ ...

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất, gia đình li tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng, không chỉ những người sống trong thời kì đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 1945 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước Việt Nam tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

5. Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Giang

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Giang - Bảo Ninh CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 1.958
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Đậu
    Củ Đậu

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 22/03/23
    • Ngọc Mỹ Nguyễn
      Ngọc Mỹ Nguyễn

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 22/03/23
      • Mít Xù
        Mít Xù

        😆😆😆😆😆😆

        Thích Phản hồi 22/03/23

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm