Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình CTST
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
1. Kiểu bài
Phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình ấy.
2. Các yêu cầu
Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình (thơ/văn xuôi trữ tình), cần nêu và phân tích thỏa đáng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại của tác phẩm và tác dụng của chúng.
+ Với các tác phẩm thơ trữ tình, cần tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng,chia đoạn.
+ Với các tác phẩm văn xuôi trữ tình như tùy bút, tản văn, cần tập trung phân tích, đánh giá cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm xúc; cách sử dụng từ ngữ; hình ảnh; biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,...
- Bố cục bài viết gồm 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
3. Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài
+ Với đề bài này bạn sẽ chọn phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hay một tác phẩm văn xuôi trữ tình (tùy bút, tản văn,...)?
+ Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào?
Lưu ý: đề bài không yêu cầu phân tích, đánh giá mọi mặt của tác phẩm văn học mà chỉ giới hạn ở một số nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
Xác định mục đích viết và người đọc
+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?
+ Người đọc của bạn có thể là ai?
Thu thập tư liệu
- Để viết được bài văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, hãy tìm đọc các bài viết, ý kiến liên quan đến tác phẩm đã chọn và tự hỏi:
+ Sẽ chọn tác phẩm văn học nào để viết?
+ Tìm tác phẩm đó ở đâu?
+ Có những tác phẩm nào cùng đề tài với tác phẩm đã chọn
Bạn có thể tìm và chọn một tác phẩm đã học trong sách giáo khoa hoặc một tác phẩm bất kì mà bạn yêu thích và muốn phân tích, đánh giá về tác phẩm đó.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
+ Đọc kĩ tác phẩm văn học đã chọn để hiểu được chủ đề tác phẩm.
+ Tùy thể loại cụ thể của tác phẩm trữ tình mà nêu và trả lời các câu hỏi tìm ý.
Chẳng hạn:
- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Trong tác phẩm, cách sử dụng các yếu tố hình thức nào sau đây có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh,...? Cách sử dụng các yếu tố đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?,...
- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,...
+ Đọc một vài tác phẩm cùng đề tài để hiểu tác phẩm đã chọn có những nét đặc sắc gì về chủ đề, các biện pháp nghệ thuật và ghi lại thông tin (tham khảo bảng sau):
TT | Tên tác phẩm | Chủ đề | Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu |
... | Tác phẩm A | ... | ... |
... | Tác phẩm B | .... | ... |
... | ... | ... | ... |
+ Chọn những nét đặc sắc nhất của tác phẩm và liệt kê các ý bằng một vài cụm từ.
Lập dàn ý
- Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Phần thân bài cần:
+ Lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm.
+ Thân bài gồm ít nhất hai luận điểm. Một luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề. Một luận điểm phân tích, đánh giá: nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của chúng (gắn với đặc trưng thể loại) trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Bước 3: Viết bài:
- Bố cục bài viết gồm 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.
4. Bài tập minh họa
Bài tập: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo.
Hướng dẫn giải:
- Xác định rõ vấn đề sẽ viết: nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
- Tìm ý và lập dàn ý rõ ràng
+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan, tác giả Thạch Lam
+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
- Viết bài.
Lời giải chi tiết:
Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm “dưới bóng hoàng lan”. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh?đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”.
Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Về quê sao ta có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế ta dường như không còn vướng bận bất cứ điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và cảnh vật Có lẽ chính bởi:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”
Quê hương trong tâm hôn chàng trai Thanh chính là nơi mát mẻ tu dưỡng tâm hồn chàng. Đối với một số người về thăm quê hương như là một nghĩa vụ thì đối với một người thanh niên trẻ như Thanh thì mỗi phút giây được về với quê hương chính là những phút giây khiến chàng bình yên thanh nhàn nhất của cuộc đời. Tránh xa cuộc sống ồn ào của nơi đô thị náo nhiệt chàng thanh niên luôn mong muốn được về với quê hương với bến bờ hạnh phúc trong tâm hồn anh ấy. Về quê hương anh nhớ lắm hình ảnh về bà và cả cô bé Nga hàng xóm. Đó là hình ảnh cô bé Nga hồn nhiên vui tươi. Có lẽ chính chàng đang tự hỏi liệu đã phải là tình yêu chưa khi cô Nga nói khe khẽ Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá. Văn Thạch Lam đặc biệt hay ở những lời thân thương vô cùng giản dị như thế của con người. Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Và trong đêm khuya khi sắp chia tay: Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng lên yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay khẽ nói: Thôi, em về. Và có lẽ anh nhớ nhất là những kỉ niệm về người bà dấu yêu chàng khẽ gọi bà “bà ơi” và hình ảnh bà bắt đầu xuất hiện rồi in dần vào trong mắt người cháu nhớ bà da diết. Bà xuất hiện dưới giàn hoa thiên lí với mái tóc bạc phơ chống gậy trúc. Bà của Thanh đây bà thật hiền từ và nhân hậu hỏi cháu đầy yêu thương “cháu đã về đấy ư” và nhắc nhở cháu đầy hiền từ “đi vào trong nhà không nắng cháu”. Bà yêu thương cháu quá coi cháu vẫn như cậu bé thủa nào non nớt cần sự che chở của bà. Đọc những câu thơ này khiến ta như muốn được ùa vào lòng bà nghe những lời yêu thương của bà khiến ta như đang được trở về với tuổi thơ với quê hương thân thương.
Có cái gì đó như sự đối lập giữa cái dáng đi thẳng thắn của Thanh và dáng đi khom khom của bà. Nhưng sự đối lập ấy không khiến thanh cảm thấy có sự xa cách mà hơn nữa anh còn cảm thấy như đang được bà che chở vào lòng khiến anh cảm thấy thật nhẹ nhõm. Thanh vào nhà ngủ bà vẫn chăm sóc anh từng li từng tí anh giả vờ ngủ để được sự chăm sóc của bà, Thanh không dám động đậy để tận hưởng được cái yêu thương cái tình thương của bà mà anh ít khi được hưởng. Chàng cứ nhắm mắt như vậy hưởng thụ làn gió mát lành từ cánh tay bà đem lại. Tuy nhiên một nhà văn lớn như Thạch Lam không bao giờ lại cất công viết một cái gì vô thưởng vô phạt. Chắc chắn ông viết Dưới bóng hoàng lan bởi ông cảm thấy một cái gì đó, một cái gì đó không thấy được và không hiểu được nhưng rõ ràng là đang ập tới, đã cận kề những tháng ngày dường như là cực kỳ tĩnh lặng của buổi đương thời cuộc đời ông. Vì vậy nỗi buồn của Dưới bóng hoàng lan thực ra là nỗi đau thương, một nỗi đau thương âm thầm, một niềm tiên cảm về cuộc đời tác giả và cả hoàn cảnh của đất nước nữa những năm tháng sau đó.
Thật sự là nỗi đau buồn, dù rằng không thể nhận thấy. Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ va ly cho chàng. Thanh dặn khẽ: Bảo tôi có lời chào cô Nga nhé. Mối tình không ngỏ lời, không tiễn đưa, không gặp được nhau lần cuối. Tất cả đều trở thành những mảnh trời xanh tan tác. Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với mảnh trời xanh tan.
Ngoài ra, chất thơ trong truyện ngắn “Dưới bóng Hoàng Lan” còn được thể hiện qua những hình ảnh mang tính chất biểu tượng trữ tình – hình ảnh cây Hoàng Lan. Hình ảnh này ta có thể hiểu đó là hình ảnh của cây Hoàng Lan nơi vườn nhà Thanh nhưng cũng có thể hiểu đó chính là hình ảnh người bà của chàng. Bà thương cháu tha thiết vì đứa cháu tội nghiệp không được như người, đã mất cả cha lẫn mẹ. Bà như cây lan thoang thoảng chở che cho chàng mỗi khi chàng trở lại nhà mình, trở lại khu vườn đầy ắp kỉ niệm của mình. Bà lặng lẽ che chở, rủ bóng mát xuống đời cháu nhà Hoàng Lan đã rủ bóng, lặng lẽ đem hương thơm đến bên chàng lúc chàng đi xa về. Bà chính là cây Hoàng Lan che chở cho cả mối tình đầu tiên của Thanh và Nga. Lan chứng nhân cho tuổi thơ của hai người cũng giống như bà đã trông thấy cháu lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của mình.
Tác phẩm như đưa ta về với tuổi thơ với người bà ấm áp với hình ảnh quê hương gần gũi đậm đà thân thương. Tác phẩm khiến người đọc nhớ thêm về quê hương nơi có những kỉ niệm gắn với tuổi thơ ta.
------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạo và Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.