Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống; Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật CTST
Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống; Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
1. Tìm hiểu chung
1.1. Văn bản 1: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Theo Ngọc Tuyết, đăng trên trang tin điện tử TP. Hồ Chí Minh.
Thể loại
- Văn bản thông tin
Bố cục
- Có thể chia thành 3 phần:
Hoạt động thiết thực
Bề dày truyền thống
Chương trình giao lưu.
Tóm tắt nội dung văn bản
- Văn bản trình bày về sự kiện “Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang – Khánh thành phòng truyền thống” với các sự kiện như các hoạt động thiết thực, bề dày truyền thống và chương trình giao lưu.
1.2. Văn bản 2: Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Xuất xứ
- Theo Báo Văn nghệ, ngày 15/5/2005
Thể loại
- Văn bản thông tin
Tóm tắt nội dung văn bản
- Văn bản trình bày sự kiện giới thiệu Truyện Kiều – Nguyễn Du được dịch sang tiếng Nhật Bản và được đông đảo độc giả đón đọc.
2. Đọc hiểu văn bản
2.1. Văn bản 1: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Hoạt động thiết thực
- Ngày 29-4, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức khánh thành Phòng truyền thống (giai đoạn 1) chào mừng 46 năm thống nhất đất nước và kỉ niệm 135 năm ngày Quốc tế lao động.
Bề dày truyền thống
- Trưng bày hơn 200 bức ảnh và nhiều hiện vật quý được các nghệ sĩ của các đoàn Cải lương trao tặng.
- Nổi bật là các kịch bản viết tay và đánh máy của một số vở diễn cùng các huy chương, nhạc cụ, ...
- Bên ngoài trưng bày các tiểu cảnh, hiện vật, không gian tổ chức các chương trình giao lưu, kết nối nghệ sĩ – khán giả.
Chương trình giao lưu
- Sau lễ khánh thành, chương trình giao lưu “Kí ức không quên” được diễn ra.
2.2. Văn bản 2: Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Mục đích viết
- Cung cấp thông tin về bản dịch truyện Kiều
- Thể hiện niềm tự hào về văn học dân tộc.
Nội dung
- Cung cấp thông tin về sự kiện:
+ Ngày 17-03-2005 vừa qua, tại thành phố Okayama, Nhật Bản, ông Sagi Sato và nữ thi sĩ Yoshiko Kuroda đã tổ chức giới thiệu quyển Truyện Kiều của Việt Nam mà cả hai đã dịch sang tiếng Việt với sự tham gia của rất nhiều vị khách và các tổ chức.
+ Đây là lần thứ tư Truyện Kiều được các dịch giả Nhật Bản dịch sang tiếng Nhật.
Thái độ của người viết
- Tự hào về văn học dân tộc
3. Tổng kết
3.1. Về nội dung
- Cả hai văn bản đều thể hiện giá trị của những sản phẩm văn hóa của dân tộc và bộc lộ niềm tự hào, trân trọng ngợi ca của tác giả với những tinh hoa văn hóa ấy.
3.2. Về nghệ thuật
- Văn bản ngắn gọn, súc tích, cô đọng, cung cấp đầy đủ thông tin
- Văn phong, ngôn từ rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với văn bản thông tin
4. Bài tập minh họa
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn nêu hiểu biết của em về một loại hình sân khấu truyền thống.
Hướng dẫn giải:
- Tìm hiểu về một loại hình sân khấu truyền thống
- Lên ý tưởng và lập dàn ý, có thể tham khảo các ý sau:
+ Cải lương là một làn điệu đặc trưng của mảnh đất phương Nam - nơi xuất phát cải lương
+ Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ, nếu nói hát bội là loại hình nghệ thuật cũ
+ Sân khấu Cải lương vừa dân tộc vừa hiện đại là đo kết hợp một cách tài tình hai phương pháp hiện thực tâm lý và biểu hiện tả ý
+ ...
Lời giải chi tiết:
Cải lương là một làn điệu đặc trưng của mảnh đất phương Nam. Hay nói cách khác miền Nam của nước Việt Nam là nơi phát xuất cải lương. Con người miền Nam có một đời sống nhàn hạ, sung túc. Ruộng cò bay thẳng cánh. Cá đầy sông, rạch. Không lo đói nhờ đất đai phì nhiêu, rau và lúa gạo đầy đồng. Người miền Nam mang dòng máu của những dân đến sinh sống trên đất Nam kỳ đầu tiên. Dân ca miền Nam phối hợp những đặc trưng của dân ca miền Bắc, miền Trung, thêm vào đó những sắc thái cổ truyền của nhạc Cao Miên, Trung Hoa, Chàm. Do đó, dân ca rất phong phú về giai điệu cũng như tiết tấu qua những điệu lý, điệu hò, nói thơ. Cải lương đầu thế kỉ XX, làm phong phú thêm cho những làn điệu dân ca đất phương Nam. Cùng với sự ra đời của tiểu thuyết, kịch nói, thơ mới... sự ra đời Cải lương được xem như là sản phẩm mang tính tất yếu của lịch sử. Nó hình thành từ sự tiếp xúc giữa nền văn hóa nông nghiệp lúa nước và nền văn hóa công nghiệp phương Tây. Nếu như kịch nói có lịch sử lâu đời và nguồn gốc từ phương Tây, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa, của quan điểm thẩm mĩ phương Tây thì sự ra đời của Cải lương có nguồn gốc từ nghệ thuật truyền thống dân tộc và sự du nhập lối biên kịch châu Âu. Yếu tố đầu tiên mang tính cội nguồn của nghệ thuật cải lương là âm nhạc tài tử Nam bộ. Tuy sinh sau đẻ muộn, so với hát chèo, hát bội (hát tuồng), hát cải lương trong một thời gian ngắn đã đi một bước rất dài, đi sâu vào trong lòng người dân Nam bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung và đã trở thành một truyền thống vững chắc trong kịch nghệ Việt Nam.
------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống; Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạo và Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.