Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương CTST

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả Vũ Quần Phương

- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học. Bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định

- Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996),…

1.2. Tác phẩm Nắng đã hanh rồi

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được In trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr33.

Thể loại

- Thơ 7 chữ.

Bố cục

- Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân

- Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh

- Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi

- Khổ 4: Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Chủ đề cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Chủ đề: Không gian thiên nhiên ngày nắng hanh.

- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ trong tình yêu và những rung cảm, cảm nhận trong không gian thiên nhiên.

- Biểu hiện:

+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh. Đây chính là cảm hứng của bài thơ.

+ “Em ở nhà xa, em có hay”: ở kia, liệu người đó có biết nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của “anh” đến với “em”.

2.2. Thiên nhiên trong bài thơ

- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.

- Dấu hiệu:

+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.

+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông

2.3. Giá trị nghệ thuật

- Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần “ay”': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần “anh”: tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ. Dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài thơ.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi.

3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tài tình

- Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu

- Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ tâm tình, réo rắt đi vào lòng người

- Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Từ bài thơ Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài thơ Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạ

- Lên ý tưởng và lập dàn ý, có thể tham khảo bố cục phân tích theo các trình tự sau:

+ Thiên nhiên và con người gắn bó mật thiết với nhau

+ Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên

+ Mỗi người phải yêu mến và tôn trọng những gì thuộc về thiên nhiên

+ ...

Lời giải chi tiết:

Tình yêu thương của con người rộng như biển cả mênh mông. Tình yêu thương là lòng thương người, rộng ra là yêu thương muôn vật vạn trạng. Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Lòng yêu thiên nhiên của con người đã thể hiện rõ nhất trong cuộc sống ngày nay. Mọi người tuyên truyền tổ chức trồng rừng, biến đồi trọc thành đồi có cây cối xum xuê bởi thiên nhiên cũng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người: cung cấp khoáng sản, cung cấp oxy và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên trong xã hội này vẫn có những kẻ ích kỷ, chỉ biết lo lợi ích của bản thân không lo lợi ích của xã hội. Họ chặt cây, đốt phá rừng đầu nguồn, đánh bắt khai thác kiệt quệ tài nguyên khoáng sản, đánh bắt giết các động vật hoang dã,…vì lợi ích vì tiền bạc, vật chất trước mắt mà phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng gây ra những trận lũ lụt ảnh hưởng cuộc sống yên bình của trái đất. Học sinh cần làm gì để có tình yêu thiên nhiên và luôn sống hòa hợp với thiên nhiên? Trước hết mỗi học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, các bạn phải yêu mến và tôn trọng những gì thuộc về thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm, không lãng phí những gì mà thiên nhiên đem lại. Biết yêu mến từ những điều đơn giản nhất từ cái cây, ngọn có, dòng sông, đồi núi, biển cả, nguồn nước. Thiên nhiên là nguồn cội, ngôi nhà chung của con người, thiên nhiên được biết đến là những điều tươi đẹp, hùng vĩ. Thiên nhiên mang lại không khí trong lành, tạo điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Chúng ta nên có trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh và thế hệ tương lai, cùng nhau chung tay bảo vệ, gìn giữ và dành những tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc với thiên nhiên.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 387
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 19/03/23
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 19/03/23
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 19/03/23

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm