Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 50 CTST

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 50 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tỉnh lược

- Khái niệm: Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của một phát ngôn nhằm tránh lặp lại chúng trong phát ngôn khác. Yếu tố tỉnh lược có thể là bất cứ thành phần nào đó của phát ngôn.

- Tác dụng:

+ Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa (không dùng yếu tố đồng nghĩa hay đại từ).

2. Một số biện pháp tu từ

2.1. So sánh

- Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Tác dụng: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

2.2. Nói quá

- Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

- Tác dụng: giúp nhấn mạnh ý, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho bài văn.

3. Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm biện pháp nói quá và nêu tác dụng của chúng trong các ví dụ sau:

a.

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào phần nội dung biện pháp tu từ nói quá để giải bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Tác dụng: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc.

b. Biện pháp nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời.

Tác dụng: Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 50 CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 19/03/23
    • Khang Anh
      Khang Anh

      🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 19/03/23
      • Thỏ Bông
        Thỏ Bông

        🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘

        Thích Phản hồi 19/03/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm