Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kể như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,...

2. Các yêu cầu

- Về nội dung nghị luận:

+ Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.

+ Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như cốt truyện, tình huống, sự kiện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn,... và tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể.

- Về kĩ năng nghị luận, bài viết cần đáp ứng các yêu cầu:

+ Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.

+ Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể.

+ Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

+ Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.

3. Cách làm

- Mở bài: giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, tác giả,...). Nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.

- Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy viết văn bản nghị luận, phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào phần nội dung các yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.

- Đọc lại văn bản Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.

Lời giải chi tiết:

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm qua.

Đầu tiên, truyền thuyết này như muốn nói về hiện tượng thiên tai, bão lũ hàng năm cũng như lòng quyết tâm chống lại thiên tai của nhân dân ta. Sơn Tinh Thuỷ Tinh kể về đời vua Hùng thứ 18. Kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. . Nay nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số đó có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Một người là ''chúa vùng non cao''. Một người là ''vua vùng nước thẳm''. Vì đưa được sính lễ tới trước là ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'' nên Sơn tinh đã cưới được Mị Nương về làm vợ. Tức tối, ghen ghét vì thua cuộc , Thủy Tinh đã hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh bại Sơn Tinh.Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận.

Tiếp đó, tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được hình ảnh thiên tai bão lũ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Đây là câu chuyện được viết theo kiểu thần thoại Việt Nam nên có thể thấy được truyện chưa nhiều yếu tố kỳ ảo để nói về những hiện tượng thiên nhiên. Từ tình huống vua Hùng kén rể , ta có thể thấy được là núi non, nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu . Vua Hùng đặt ra sính lễ là ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao''. Những lễ vật này có thể thấy được là dễ dàng tìm ở vùng núi rừng chứ không phải biển cả. Sơn tinh đã có một lợi thế rõ ràng trước Thủy Tinh. Sau đó, một loạt những chi tiết kỳ ảo như ''Thủy Tinh hô mưa, gọi gió.'', ''Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.'' như vẽ nên bức tranh thiên tai ngày xưa. Lũ lụt càng lên cao, dân ta càng gắng sức chiến đấu, chống lại thiên tai. Cùng với đó là hình ảnh người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy Tinh càng tô đậm vẻ kiên cường của nhân dân Việt Nam trước bão lũ.

Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với sự tức giận từ thiên nhiên như thế nào. Truyện gắn mãi với bao thế hệ, luôn nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn, thử thách.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo, Lý 10 Chân trời sáng tạoToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 209
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 19/03/23
    • Sunny
      Sunny

      🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 19/03/23
      • Bắp
        Bắp

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 19/03/23

        Lý thuyết Ngữ văn 10 CTST

        Xem thêm