Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Lý thuyết Sinh học bài 34

I. ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Các loài cá trên thế giới rất đa dạng và phong phú về số lượng, môi trường sống.

1. Đa dạng về thành phần loài

Trên thế giới có khoảng 25415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2753 loài, trong đó có 2 lớp chính: lớp Cá sụn và lớp Cá xương.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

a. Cá sụn

- Số loài: 850 loài

- Môi trường sống: nước mặn và nước lợ

- Đặc điểm:

+ Bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần.

+ Da nhám

+ Miệng nằm ở mặt bụng

- Đại diện: cá nhám, cá đuối…

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

b. Cá xương

- Số loài: 24565 loài

- Môi trường sống: nước mặn, nước lợ, nước ngọt

- Đặc điểm:

+ Bộ xương bằng chất xương

+ Xương nắp mang che các khe mang

+ Da phủ vảy xương có chất nhầy

- Đại diện: cá chép, cá vền…

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

2. Đa dạng về môi trường sống

- Một số loài cá sống ở những điều kiện khác nhau

- Những loài cá sống ở trong những môi trường và điều kiện khác nhau thì có cấu tạo và tập tính sinh học khác nhau

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CÁ

- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.

- Di chuyển: bơi bằng vây

- Hô hấp bằng mang

- Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

- Sinh sản: thụ tinh ngoài

- Là động vật biến nhiệt

III. VAI TRÒ CỦA CÁ

- Là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp.

+ Ví dụ: thịt cá, trứng cá, vây cá nhám, nước nhám …

- Nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh

+ Ví dụ: dầu gan cá thu, cá nhám chứa nhiều vitamin A, D điều trị 1 số bệnh như khô mắt, bệnh còi xương …

+ Chất tiết ra từ buồng trứng và nội quan của cá nóc dùng chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp…

- Cung cấp nguyên liệu dùng trong công nghiệp

+ Ví dụ: da cá nhám dùng để đóng giày, làm bìa, cặp, túi xách …

- Cung cấp nguyên liệu dùng trong công nghiệp

Ví dụ: xương cá, bã mắm dùng làm thức ăn nuôi gia súc, làm phân bón

- Đấu tranh tiêu diệt sâu bọ có hại

Ví dụ: diệt sâu bọ, sâu hại lúa

* Lưu ý: Nội tạng cá nóc rất độc, ăn vào có thể gây chết người.

B. Trắc nghiệm Sinh học bài 34

Câu 1: Trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài cá

a. 5000 loài

b. 10000 loài

c. 15000 loài

d. 20000 loài

Trên thế giới có khoảng 25 415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2 753 loài.

→ Đáp án c

Câu 2: Loài cá nào sau đây KHÔNG thuộc lớp Cá xương?

a. Cá đuối

b. Cá chép

c. Cá vền

d. Lươn

Cá đuối là đại diện thuộc lớp Cá sụn, chúng có bộ xương bằng chất sụn, có khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng

→ Đáp án a

Câu 3: Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước mặt

a. Cá chép, cá vện

b. Cá nhám, cá trích

c. Cá nhám, cá đuối

d. Cá chép, cá trích

Cá nhám, cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu.

→ Đáp án b

Câu 4: Các loài cá sống ở tầng đáy có đặc điểm

a. Bơi rất kém

b. Bơi nhanh

c. Thân thon dài

d. Khúc đuôi khỏe

Các loài cá sống ở tầng đáy thường có thân dẹt mỏng, khúc đuôi yếu và bơi rất kém.

→ Đáp án a

Câu 5: Loài cá có độc có thể gây chết người

a. Cá chép

b. Cá đuối

c. Cá nóc

d. Cá trích

Nếu ăn phải cá nóc có thể bị ngộ độc chết người

→ Đáp án c

Câu 6: Loài cá nào thích nghi với đời sống chui rúc trong bùn

a. Cá vện

b. Lươn

c. Cá trích

d. Cá đuối

Lươn sống chui luồn ở đáy bùn, thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.

→ Đáp án b

Câu 7: Ở tầng mặt thiếu nơi ẩn nấp, cá sẽ có đặc điểm gì để thích nghi?

a. Thân tương đối ngắn, vây ngực và vây bụng phát triển bình thường, khúc đuôi yếu, bơi chậm

b. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém

c. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh

d. Có thân dẹp, mỏng, vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém

Ở tầng mặt thiếu nơi ẩn nấp, cá có mình thon dài, vây chẵn phát triển, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh để bắt mồi và tránh kẻ thù.

→ Đáp án c

Câu 8: Những đặc điểm nào của cá giúp nó thích nghi với đời sống dưới nước

a. Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang

b. Có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn

c. Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt

d. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng

Cá là những Động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, cá có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.

→ Đáp án d

Câu 9: Những lợi ích của cá là

a. Cung cấp thực phẩm cho con người, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp

b. Là thức ăn cho các động vật khác

c. Diệt muỗi, sâu bọ có hại cho lúa và làm cảnh

d. Tất cả các lợi ích trên đều đúng

Cá mang lại rất nhiều lợi ích: cá cung cấp thực phẩm cho con người, làm thuốc, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Cá là thức ăn quan trọng cho nhiều loài động vật khác. Ngoài ra, cá còn diệt muỗi, sâu bọ cho lúa và làm cảnh.

→ Đáp án d

Câu 10: Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá, ta cần:

a. Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá

b. Nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới

c. Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản, cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc…

d. Tất cả các biện pháp bảo vệ trên là đúng

Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá cần:

+ Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá, cải tạo các vực nước (bón phân đúng kĩ thuật, trồng cây thủy sinh)

+ Nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới có giá trị kinh tế.

+ Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản, cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc, bằng lưới có mắt lưới bé, chống gây ô nhiễm vực nước…

→ Đáp án d

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây thường xuất hiện ở các loài cá sống ở tầng mặt?

A. Thân dẹt mỏng, khúc đuôi khỏe.

B. Thân thon dài, khúc đuôi yếu.

C. Thân ngắn, khúc đuôi yếu.

D. Thân thon dài, khúc đuôi khỏe.

→ Đáp án D

Câu 12: Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước mặt

A. Cá chép, cá vện

B. Cá nhám, cá trích

C. Cá nhám, cá đuối

D. Cá chép, cá trích

→ Đáp án B

Câu 13: Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?

A. Cá đuối bông đỏ.

B. Cá nhà táng lùn.

C. Cá sấu sông Nile.

D. Cá cóc Tam Đảo.

→ Đáp án A

Câu 14: Những loài cá sống ở tầng nước giữa thường có màu sắc như thế nào?

A. Thường có màu tối ở phần lưng và máu sáng ở phần bụng.

B. Thường có màu tối ở phía bên trái và máu sáng ở phía bên phải.

C. Thường có màu sáng ở phía bên trái và máu tối ở phía bên phải.

D. Thường có màu sáng ở phần lưng và máu tối ở phần bụng.

→ Đáp án A

Câu 15: Loài cá nào sau đây KHÔNG thuộc lớp Cá xương?

A. Cá đuối

B. Cá chép

C. Cá vền

D. Lươn

→ Đáp án A

Câu 16: Chất tiết từ buồng trứng và nội quan của loài cá nào dưới đây được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván?

A. Cá thu.

B. Cá nhám.

C. Cá đuối.

D. Cá nóc.

→ Đáp án D

Câu 17: Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?

A. Là nguồn dược liệu quan trọng.

B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.

C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây ng nghiệp.

D. Tiêu diệt các động vật có hại.

→ Đáp án B

Câu 18: Ở tầng mặt thiếu nơi ẩn nấp, cá sẽ có đặc điểm gì để thích nghi?

A. Thân tương đối ngắn, vây ngực và vây bụng phát triển bình thường, khúc đuôi yếu, bơi chậm

B. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém

C. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh

D. Có thân dẹp, mỏng, vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém

→ Đáp án C

Câu 19: Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của các loài cá?

  1. Là động vật hằng nhiệt.
  2. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn.
  3. Bộ xương được cấu tạo từ chất xương.
  4. Hô hấp bằng mang, sống dưới nước.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

→ Đáp án B

Câu 20: Những đặc điểm nào của cá giúp nó thích nghi với đời sống dưới nước?

A. Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang

B. Có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn

C. Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt

D. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng

→ Đáp án D

Với nội dung bài Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống, đặc điểm chung của lớp cá...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải Vở BT Sinh Học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 7

    Xem thêm