Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài: Đa dạng của lớp Thú - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 48

I. ĐA DẠNG LỚP THÚ

- Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài. Ở Việt Nam đã phát hiện được 275 loài.

- Các loài thú đều có lông mao, tuyến sữa.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

1. Bộ Thú huyệt

- Đại diện: thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương

- Đặc điểm: Vừa sống ở nước ngọt, vừa ở cạn

- Cấu tạo

+ Mỏ giống mỏ vịt, dẹp.

+ Mắt nhỏ

+ Bộ lông rậm mịn, mềm bao phủ cơ thể, không thấm nước, chân có màng bơi: thích nghi với đời sống bơi lội.

+ Đuôi rộng, dẹp để dự trữ mỡ.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

- Sinh sản

+ Đẻ trứng: trứng được đẻ vào tổ làm bằng lá cây mục. Mỗi lần có thể sinh từ 1 – 3 trứng. Trứng sau 10 ngày ấp sẽ nở thành con.

+ Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú: nên chưa cho con bú. Thú mỏ vịt con uống sữa mẹ theo 2 cách:

- Ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó, chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.

- Bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn vào nước.

2. Bộ Thú túi

- Đại diện: Kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương.

- Đặc điểm:

+ Cao tới 2m.

+ Mặt dài, răng dẹt và rộng để nhai cỏ

+ Tay ngắn

+ Túi được bọc lông: nơi ở của kanguru con

+ Có chi sau khỏe: để nhảy nhanh. Nó có thể nhảy với vận tốc 40 – 50km/h

+ Đuôi dài lông dày để giữ thăng bằng.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

- Di chuyển

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

- Sinh sản:

+ Đẻ con. Con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng mẹ.

+ Vú có tuyến sữa, vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng của thú con.

/data/image/2018/12/03/ly-thuyet-sinh-hoc-lop-7-bai-48-4.jpg

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 48

Câu 1: Lớp Thú có bao nhiêu loài

a. 2 600 loài

b. 3 600 loài

c. 4 600 loài

d. 5 600 loài

Lớp Thú hiện nay có khoảng 4 600 loài, 26 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện được 275 loài.

→ Đáp án c

Câu 2: Lớp Thú đều có

a. Lông mao

b. Tuyến tiết sữa

c. Vú

d. Cả a và b đúng

Lớp Thú đều có lông mao và tuyến tiết sữa, có loài có vú có loài chưa có vú.

→ Đáp án d

Câu 3: Đại diện của bộ Thú huyệt là

a. Thú mỏ vịt

b. Thỏ

c. Kanguru

d. Thằn lằn bóng đuôi dài

Đại diện của bộ Thú huyệt là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt.

→ Đáp án a

Câu 4: Đặc điểm nào giúp thú mỏ vịt bơi lội được trong nước

a. Lông rậm, mịn

b. Chân có màng bơi

c. Có mỏ giống mỏ vịt

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Thú mỏ vịt có mỏ dẹp, bộ lông rậm, mịn, không thấm nước, chân có màng bơi thích nghi với đời sống bơi lội trong nước.

→ Đáp án d

Câu 5: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là

a. Đẻ trứng

b. Đẻ con

c. Có vú

d. Con sống trong túi da của mẹ

Thú mỏ vịt đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

→ Đáp án a

Câu 6: Loài Thú nào nuôi con trong túi da ở bụng thú mẹ

a. Thú mỏ vịt

b. Thỏ

c. Gấu

d. Kanguru

Kanguru con sơ sinh chỉ bằng hạt đậu, dài khoảng 3 cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.

→ Đáp án d

Câu 7: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì

a. Vừa ở cạn, vừa ở nước

b. Có bộ lông dày, giữ nhiệt

c. Nuôi con bằng sữa

d. Đẻ trứng

Thú mỏ vịt thuộc lớp Thú vì con được nuôi bằng sữa do thú mẹ tiết ra.

→ Đáp án c

Câu 8: Đặc điểm của kanguru là

a. Chi sau lớn, khỏe

b. Đẻ trứng

c. Con non bình thường

d. Không có vú, chỉ có tuyến sữa

Kanguru có chi sau lớn khỏe, đuôi dài, đẻ trứng, con non rất nhỏ và có vú tiết sữa nuôi con.

→ Đáp án a

Câu 9: Cách di chuyển của kanguru là

a. Bơi

b. Đi

c. Co bóp đẩy nước

d. Nhảy

Kanguru có chi sau lớn khỏe, đuôi to dài để giữ thăng bằng khi nhảy.

→ Đáp án d

Câu 10: Bộ Thú được xếp vào Thú đẻ trứng là

a. Bộ Thú huyệt

b. Bộ Thú túi

c. Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi

d. Bộ Thú ăn sâu bọ

Bộ Thú huyệt là Thú đẻ trứng, có đại diện là Thú mỏ vịt.

→ Đáp án a

Câu 11: Vận tốc nhảy của kangaroo là bao nhiêu?

a. 20 – 30 km/giờ.

b. 30 – 40 km/giờ.

c. 40 – 50 km/giờ.

d. 50 – 60 km/giờ.

→ Đáp án c

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây về kangaroo là sai?

a. Chi sau và đuôi to khỏe.

b. Con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

c. Sống ở đồng cỏ châu Đại Dương.

d. Con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.

→ Đáp án b

Câu 13: Thú mỏ vịt thường làm tổ ấp trứng

a. Ở trong cát.

b. Bằng lông nhổ ra từ quanh vú.

c. Bằng đất khô.

d. Bằng lá cây mục.

→ Đáp án d

Câu 14: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Kangaroo có …(1)… lớn khỏe, …(2)… to, dài để giữ thăng bằng khi nhảy.

a. (1): chi trước; (2): đuôi

b. (1): chi sau; (2): đuôi

c. (1): chi sau; (2): chi trước

d. (1): chi trước; (2): chi sau

→ Đáp án b

Câu 15: Động vật nào dưới đây đẻ trứng?

a. Thú mỏ vịt.

b. Thỏ hoang.

c. Kangaroo.

d. Chuột cống.

→ Đáp án a

Câu 16: Các chi của Kangaroo thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ?

a. Hai chân sau rất khoẻ, di chuyển theo lối nhảy.

b. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn.

c. Di chuyển theo lối nhảy bằng cách phối hợp cả 4 chi.

d. Hai chi trước rất yếu, di chuyển theo kiểu nhảy.

→ Đáp án a

Câu 17: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở …(1)…, vừa ở cạn và …(2)….

a. (1): nước ngọt; (2): đẻ trứng

b (1): nước mặn; (2): đẻ trứng

c. (1): nước lợ; (2): đẻ con

d. (1): nước mặn; (2): đẻ con

→ Đáp án a

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về Kangaroo là đúng?

a. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.

b. Có chi sau và đuôi to khỏe.

c. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.

d. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.

→ Đáp án b

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai?

a. Chân có màng bơi.

b. Mỏ dẹp.

c. Không có lông.

d. Con cái có tuyến sữa.

→ Đáp án d

Với nội dung bài Đa dạng của lớp Thú - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về sự đa dạng của lớp thú....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
25
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 7

    Xem thêm