Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 57: Đa dạng sinh học

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 57: Đa dạng sinh học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 57

I. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT

- Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Sự đa dạng về loài được biểu thị bằng đặc điểm hình thái và tập tính của loài.

- Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa của Trái Đất như: các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc …

- Tuy nhiên, ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc) độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi với điều kiện giá lạnh (môi trường lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại.

- Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng.

1. Đa dạng động vật ở môi trường đới lạnh

- Điều kiện khí hậu: khắc nghiệt, chủ yếu là mùa đông, thời gian mùa hè ngắn, băng tuyết phủ gần như quanh năm.

- Đặc điểm sinh vật:

+ Thực vật thưa thớt, thấp lùn, chỉ có 1 số loài.

+ Động vật: chỉ có 1 số ít loài tồn tại, có đặc điểm thích nghi với khí hậu lạnh giá (gấu trắng, hải cầu, cá voi, chim cánh cụt …).

động vật đới lạnh

- Kết luận: Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh

* Cấu tạo

+ Bộ lông dày: giữ nhiệt cho cơ thể

+ Mỡ dưới da dày: giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét

+ Lông màu trắng (mùa đông): dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù

* Tập tính:

+ Ngủ đông để tiết kiệm năng lượng hoặc di cư tránh rét, tìm nơi ấm áp

+ Hoạt động ban ngày (thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt): chồn, cáo, cú trắng...

2. Đa dạng động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng

- Điều kiện khí hậu: rất nóng và khô, vực nước rất hiểm và phân bố rải rác xa nhau.

- Đặc điểm sinh vật:

+ Thực vật nhỏ, xơ xác.

+ Động vật: ít loài và có những đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.

- Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng (hoang mạc)

* Cấu tạo:

+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng

+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng

+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)

+ Màu lông nhạt, giống màu: giống màu môi trường

* Tập tính:

+ Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.

+ Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng ban ngày

+ Khả năng đi xa tốt, nhịn khát: tìm nguồn nước

3. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

- Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất vì:

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp cho sự sống của mọi loài sinh vật.

+ Thuận lợi cho sự phát triển của thực vật quanh năm: cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.

+ Tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng.

- Sự đa dạng của các loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện qua:

+ Đa dạng về số loài

+ Số lượng cá thể trong loài đông

+ Đa dạng về tập tính, hình dạng từng loài.

- Trong sản xuất con người đã tận dụng sự đa dạng của điều kiện môi trường sống như:

Nuôi cá trong ao, hồ

+ Cá mè trắng: sống ở tầng mặt và tầng giữa

+ Cá trắm cỏ: sống ở tầng giữa

+ Cá mè vinh: sống ở tầng giữ và tầng đáy

+ Cá rô, cá chuối: sống ở tầng giữa

+ Cá chép: sống ở tầng đáy

4. Những lợi ích của đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học được biểu hiện ở các nguồn tài nguyên về động vật. Đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người và tự nhiên:

- Cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp xuất khẩu: cá basa, tôm hùm …

- Cung cấp nguồn dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật có thể được sử dụng làm thuốc

- Cung cấp sức kéo, phân bón: trâu, bò …

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nhiệp: da, lông, sáp ong, cánh kiến …

- Có giá trị văn hóa: làm cảnh: chim cảnh, cá cảnh …

- 1 số loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại

- Cung cấp giống vật nuôi: gia cầm, gia súc và những vật nuôi khác …

- Hình thành các khu du lịch: vườn bách thú …

5. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

+ Săn bắt, buôn bán động vật hoang dại, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, các chất thải của nhà máy …

- Biện pháp:

+ Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.

+ Đấy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường

+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài

+ Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 57

Câu 1: Sự đa dạng loài được thể hiện ở

a. Số lượng loài

b. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài

c. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài

d. Tất cả các ý trên đúng

Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.

→ Đáp án d

Câu 2: Số loài động vật trên Trái Đất là

a. 1 triệu loài

b. 1,5 triệu loài

c. 2 triệu loài

d. 2,5 triệu loài

Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài.

→ Đáp án b

Câu 3: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

a. Đới lạnh

b. Hoang mạc đới nóng

c. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm

d. Cả a và b đúng

Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.

→ Đáp án c

Câu 4: Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng

a. Chuột nhảy

b. Gấu trắng

c. Cú tuyết

d. Cáo Bắc cực

Chuột nhảy là động vật sống thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng, chúng có đôi chân dài cho những bước nhảy xa tránh tiếp xúc với cát nóng.

→ Đáp án a

Câu 5: Chim cánh cụt có lớp mỡ dưới da rất dày để làm gì?

a. Dự trữ năng lượng

b. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể, chống rét

c. Giúp chim nổi khi bơi

d. Cả a và b đúng

Chim cánh cụt có lớp mỡ dưới da rất dày, nó giúp giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét khi sống ở môi trường lạnh giá quanh năm.

→ Đáp án d

Câu 6: Đặc điểm nào thường gặp ở động vật đới lạnh

a. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày

b. Lông màu trắng vào mùa đông

c. Hoạt động vào ban đêm

d. Di chuyển bằng cách quăng thân

Động vật đới lạnh thường có bộ lông dày, màu trắng để chống rét và có màu giống màu tuyết để lẩn tránh kẻ thù.

→ Đáp án b

Câu 7: Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là

a. Bướu mỡ

b. Có màu lông giống màu cát

c. Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Lạc đà có các đặc điểm thích nghi sống ở môi trường hoang mạc đới nóng: có màu lông giống màu cát để lẩn tránh kẻ thù; có bướu mỡ dày là nơi dự trữ nước; chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày để không bị lún, đệm thịt chống nóng.

→ Đáp án d

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG có ở các động vật đới nóng

a. Có khả năng di chuyển xa

b. Di chuyển bằng cách quăng thân

c. Hoạt động vào ban ngày

d. Có khả năng nhịn khát

Các động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm để tránh nóng ban ngày

→ Đáp án c

Câu 9: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩa gì

a. Để lẩn tránh kẻ thù

b. Tránh mất nước cho cơ thể

c. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng

d. Tránh nóng ban ngày

Động vật đới lạnh thường ngủ suốt mùa đông để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.

→ Đáp án c

Câu 10: Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

a. Màu lông nhạt, giống màu cát

b. Chui rúc vào sâu trong cát

c. Di chuyển bằng cách quăng thân d

. Tất cả đặc điểm trên đều đúng

Rắn sa mạc có đặc điểm thích nghi hoàn toàn với môi trường hoang mạc đới nóng như: màu lông giống màu cát, chui rúc sâu trong cát, di chuyển bằng cách quăng thân.

→ Đáp án d

Câu 11: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

a. Do các hoạt động của con người

b. Do các loại thiên tai xảy ra

c. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần

d. Do các loại dịch bệnh bất thường

→ Đáp án a

Câu 12: Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là gì?

a. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu

b. Cung cấp sản phẩm cho ng nghiệp

c. Có giá trị trong văn hóa

d. Tất cả các lợi ích trên

→ Đáp án d

Câu 13: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau?

a. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau

b. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau

c. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau

d. Cả ba ý trên đều đúng

→ Đáp án d

Câu 14: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng

a. Thấp

b. Trung bình

c. Cao

d. Rất thấp

→ Đáp án d

Câu 15: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì

a. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại được

b. Điều kiện khí hậu thuận lợi

c. Động vật ngủ đông dài

d. Sinh sản ít

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

a. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.

b. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.

c. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài

d. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước?

a. Thường săn mồi vào ban đêm.

b. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá

c. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn.

d. Săn mồi cả ngày lẫn đêm.

Với nội dung bài Đa dạng sinh học các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về sự đa dạng của động vật ở môi trường đới lạnh, hoang mạc đới nóng, những lợi ích của đa dạng sinh học ....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 57: Đa dạng sinh học. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Thúy
    Nguyễn Thúy

    👀


    Thích Phản hồi 13/04/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 7

    Xem thêm