Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 59

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 59 trang 193: Điền vào bảng sau tên thiên địch được sử dụng và tên sinh vật gây hại tương ứng:

Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Tên sinh vật gây hại

Tên thiên địch

Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền diệt sinh vật gây hại

Trả lời:

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Tên sinh vật gây hại

Tên thiên địch

Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

Chuột

Sâu bọ, cua ốc

Mèo

Gia cầm

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

Trứng sâu xám

Ong mắt đỏ

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền diệt sinh vật gây hại

Thỏ

Vi khuẩn Myoma

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 59 trang 193: Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.

Trả lời:

- Sử dụng cho các loài phân tính. Ví dụ như ruồi

- Người ta tiêu diệt hết các con đực để khiến cho các con cái không sinh đẻ ra con được.

→ Kết quả: các thế hệ sau không được duy trì.

Câu 1 trang 195 Sinh học 7: Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.

Trả lời:

- Sử dụng thiên địch: sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại; sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

Câu 2 trang 195 Sinh học 7: Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

Trả lời:

*Ưu điểm:

- Hiệu quả cao

- Tránh gây ô nhiễm môi trường

- Ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Giá thành thấp

- Tránh gây nhờn đối với sinh vật gây hại.

*Hạn chế:

- Thiên địch có thể kém phát triển do không phù hợp với điều kiện sống: kiến là thiên địch với sâu hại lá cam nhưng không sống được ở nơi có mùa đông lạnh.

- Không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại

- Sự tiêu diệt sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển

- Thiên địch có thể vừa có ích vừa có hại.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng