Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 43
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 43 trang 140: Tim của chim bồ câu có gì khác so với tim thằn lằn?
Trả lời:
- Tim thằn lằn: Là tim 3 ngăn với 1 vách hụt ở tâm thất
- Tim của chim bồ câu: Là tim 4 ngăn với 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 43 trang 141: So sánh hô hấp của chim bồ câu với thằn lằn.
Trả lời:
Chim | Thằn lằn |
- Gồm phổi và túi khí - Phổi có cấu tạo vô cùng phức tạp - Hiệu quả hô hấp cao, tận dụng triệt để khí ôxi | - Chỉ gồm phổi - Phổi có cấu tạo đơn giản hơn - Hiệu quả hô hấp thấp hơn |
Câu 1 trang 142 Sinh học 7: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.
Trả lời:
- Hô hấp bằng phổi và túi khí
+ Phổi nằm ở hốc sường 2 bên xương sống và có cấu tạo phức tạp
+ Túi khí nằm len lỏi giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rỗng giữa các xương.
+ Sự hô hấp theo 1 chiều nên trong phổi không có khí đọng
- Ý nghĩa thích nghi:
+ Nâng cao hiệu suất hô hấp
+ Sử dụng triệt để lượng ôxi phù hợp với yêu cầu ôxi cao ở chim khi bay
+ Sự phân bố các túi khí làm giảm khối lượng riêng của chim khi bay, giảm ma sát nội quan khi chim bay.
Câu 2 trang 142 Sinh học 7: So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó.
Các hệ cơ quan | Chim bồ câu | Thằn lằn |
Tuần hoàn | ||
Tiêu hóa | ||
Hô hấp | ||
Bài tiết | ||
Sinh sản |
Trả lời:
Các hệ cơ quan | Chim bồ câu | Thằn lằn |
Tuần hoàn | - Tim có 4 ngăn - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi => Cung cấp lượng lớn ôxi cho cơ thể | - Tim 3 ngăn có vách hụt ở tâm thất - Máu pha đi nuôi cơ thể |
Tiêu hóa | - Có diều và phân hóa dạ dày cơ, dạ dày tuyến => Tăng tốc độ tiêu hóa | - Không có diều, dạ dày không phân hóa, cấu tạo đơn giản |
Hô hấp | Bằng phổi và túi khí => Nâng cao hiệu suất hô hấp; sử dụng triệt để lượng ôxi phù hợp với yêu cầu ôxi cao ở chim khi bay; sự phân bố các túi khí làm giảm khối lượng riêng của chim khi bay, giảm ma sát nội quan khi chim bay. | Hoàn toàn bằng phổi |
Bài tiết | Không có bóng đái => không có nước tiểu dự trữ sẽ tránh làm tăng khối lượng của chim. | Có bóng đái |
Sinh sản | Đực không có cơ quan giao phối riêng => giảm trọng lượng | Có cơ quan giao phối riêng ở con đực |