Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 1

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 6: Hãy nêu một vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như:

- Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi:

+ Kéo một mẻ lưới trên biển.

+ Tát một ao cá.

+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ...

- Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.

Trả lời:

- Các loài động vật được thu thập khi:

+ Kéo một mẻ lưới trên biển: các loài cá (thu, đuối, đối, ót, mòi, nục...); tôm; ghẹ; ốc; sứa...

+ Tát một ao cá: cá (cá chim, chép, rô phi, rô đồng, cá quả...); tép; trai; ốc bươu vàng; cua đồng; lươn...

+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ: tép; tôm; cá nhỏ; trạch...

- Các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta: ếch; ve sầu; dế mèn...

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 8: Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:

- Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?

- Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?

- Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?

Trả lời:

- Chú thích hình 1.4:

+ Dưới nước có: mực, bạch tuộc, sao biển, lươn biển, cá chình điện, cá mặt quỷ, cá nhà táng...

+ Trên cạn có: tuần lộc, nai, hổ, báo, khỉ, sóc...

+ Trên không có: ong, bướm, diều hâu, đại bàng...

- Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực:

+ Lông bụng trắng giống màu tuyết giúp lẩn trốn. lông lưng màu đen hấp thu nhiệt tốt hơn

+ Lớp mỡ dày giữ ấm

+ Bộ lông không thấm nước để không ướt khi bơi

- Nguyên nhân khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực:

+ Khí hậu ấm áp

+ Không có hiện tượng khí hậu quá lạnh giá

+ Độ ẩm cao

+ Thực vật phát triển đa dạng hơn

- Động vật nước ta đa dạng, phong phú. Vì khí hậu nước ta là nhiệt đới => thuận lợi cho sự phát triển của thực vật => động vật phát triển mạnh hơn.

Câu 1 trang 8 Sinh học 7: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng đa dạng, phong phú không?

Trả lời:

- Những động vật thường gặp ở địa phương:

+ Dưới nước: cá, tôm, cua, ốc, trai, lươn, trạch, mực, nghêu, sò, bạch tuộc...

+ Trên cạn: gà, vịt, ngan, rắn, chuột...

+ Trên không: bướm, ong, chim...

- Chúng rất đa dạng và phong phú.

Câu 2 trang 8 Sinh học 7: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng, phong phú?

Trả lời:

- Săn bắt động vật hợp lí.

- Mở rộng các vùng thực vật để động vật có nơi sống.

- Bảo vệ và cho sinh sản nhiều với động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

- Cấm săn bắt động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất

    Xem thêm