Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét hệ thống lý thuyết được học trong chương trình Sinh học 7 bài 6, kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7 có đáp án giúp các em nắm vững kiến thức được học về trùng kiết lị và trùng sốt rét. Tài liệu không chỉ giúp các em ghi nhớ lý thuyết mà còn biết vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Sinh học bài 6

Trong khoảng 40 nghìn động vật nguyên sinh đã biết, thì khoảng một phần năm sống kí sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người

Ở nước ta, hai đối tượng gây bệnh nguy hiểm ở người là trùng kiết lị và trùng sốt rét.

I. Trùng kiết lị

- Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn.

- Cách lây nhiễm: Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

1. Nơi sống và cấu tạo

- Trùng kiết lị ở ngoài môi trường kết bào xác, khi vào ruột người chúng chui ra khỏi bào xác và sống kí sinh ở thành ruột.

- Cơ thể giống trùng biến hình, chỉ khác có chân giả rất ngắn.

lý thuyết môn sinh học 72. Dinh dưỡng

lý thuyết môn sinh học 7

Chúng kí sinh ở thành ruột nuốt hồng cầu gây nguy hiểm cho con người.

3. Biện pháp phòng chống

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Ăn chín, uống sôi

- Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Diệt ruồi, muỗi…

- Khi mắc bệnh phải chữa trị kịp thời

II. Trùng sốt rét

1. Cấu tạo và dinh dưỡng

- Trùng sốt rét thích nghi sống ở trong máu người, trong tuyến nước bọt và thành ruột của muỗi Anôphen.

- Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.

2. Vòng đời

- Trùng sốt rét kí sinh ở 2 vật chủ trong vòng đời: một là muỗi Anôphen, hai là động vật có xương sống (ở đây chúng ta xét đến trùng sốt rét kí sinh ở người).

Muỗi Anôphen là trung gian truyền sốt rét cho người.

lý thuyết môn sinh học 7

- Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. Sau đó chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật)

lý thuyết môn sinh học 7

3. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Các đặc điểm so sánhKích thước (so với hồng cầu)Con đường truyền dịch bệnhNơi kí sinhTác hạiTên bệnh
Trùng kiết lịTo hơn (nuốt hồng cầu)Qua đường tiêu hóaThành ruột ngườiGây viêm loét ruột và phá hủy hồng cầuBệnh kiết lị
Trùng sốt rétNhỏ hơn (chui vào hồng cầu)Qua máuRuột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, máu ngườiPhá hủy hồng cầuBệnh sốt rét

4. Bệnh sốt rét ở nước ta

Trước Cách mạng Tháng Tám, bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xóa bỏ bệnh sốt rét do Viện Sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chủ trì, căn bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.

5. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

Trùng sốt rét lan truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anôphen, nên phòng chống bệnh sốt rét rất khó khăn và lâu dài, nhất là ở miền núi. Nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho muỗi Anôphen phát triển mang trùng sốt rét như có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp và người dân chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh sốt rét.

Các biện pháp có thể đưa ra để phòng chống là:

- Mắc màn khi đi ngủ

- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ...

- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

B. Trắc nghiệm Sinh học bài 6

Câu 1: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là

A. Trùng roi, trùng biến hình

B. Trùng biến hình, trùng giày

C. Trùng kiết lị, trùng sốt rét

D. Trùng sốt rét, trùng biến hình

Câu 2: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?

A. Trùng biến hình và trùng roi xanh.

B. Trùng roi xanh và trùng giày.

C. Trùng giày và trùng kiết lị.

D. Trùng biến hình và trùng kiết lị.

Câu 3: Vị trí kí sinh của trùng kiết lị trong cơ thể người là

A. Trong máu.

B. Khoang miệng.

C. Ở gan.

D. Ở thành ruột.

Câu 4: So với kích thước của hồng cầu, thì trùng kiết lị có kích thước

A. Lớn hơn

B. Nhỏ hơn

C. Bằng nhau

D. Không xác định được

Câu 5: Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là

A. Kí sinh

B. Tự dưỡng

C. Dị dưỡng

D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Câu 6: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?

A. Ốc.

B. Muỗi.

C. Cá.

D. Ruồi, nhặng.

Câu 7: Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

A. Đường tiêu hóa.

B. Đường hô hấp.

C. Đường sinh dục.

D. Đường bài tiết.

Câu 8: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?

A. 3 tháng.

B. 6 tháng.

C. 9 tháng.

D. 12 tháng.

Câu 9: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?

A. Có chân giả

B. Sống tự do ngoài thiên nhiên

C. Có di chuyển tích cực

D. Có hình thành bào xác

Câu 10: Trong những đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở trùng kiết lị?

  1. Đơn bào, dị dưỡng.
  2. Di chuyển bằng lông hoặc roi.
  3. Có hình dạng cố định.
  4. Di chuyển bằng chân giả.
  5. Có đời sống kí sinh.
  6. Di chuyển tích cực.

Số phương án đúng là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6

Câu 11: Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là

A. Kí sinh

B. Tự dưỡng

C. Dị dưỡng

D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Câu 12: Trùng kiết lị lây nhiễm vào cơ thể người qua con đường

A. Qua đường hô hấp

B. Qua đường tiêu hóa

C. Qua đường máu

D. Cách khác

Câu 13: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.

B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.

D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 14: Trùng sốt rét không thích nghi kí sinh ở

A. Tuyến nước bọt của muỗi Anôphen

B. Thành ruột của muỗi Anôphen

C. Máu người

D. Thành ruột người

Câu 15: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?

A. Muỗi Anôphen (Anopheles).

B. Muỗi Mansonia.

C. Muỗi Culex.

D. Muỗi Aedes.

Câu 16: Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường

A. Đường hô hấp

B. Đường tiêu hóa

C. Đường máu

D. Cách khác

Câu 17: Trùng sốt rét di chuyển bằng cơ quan nào?

A. Bằng chân giả

B. Bằng lông bơi

C. Bằng roi bơi

D. Không có cơ quan di chuyển

Câu 18: Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:

  1. Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
  2. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.
  3. Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.

A. (2) → (1) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (1) → (2) → (3).

D. (3) → (2) → (1).

Câu 19: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

  1. Ăn uống hợp vệ sinh.
  2. Mắc màn khi ngủ.
  3. Rửa tay sạch trước khi ăn.
  4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

Phương án đúng là

A. 1; 2.

B. 2; 3.

C. 2; 4.

D. 3; 4.

Câu 20: Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy bằng các nào?

A. Khai thông cống rãnh

B. Phun thuốc diệt muỗi

C. Ngủ phải có màn

D. Cả A và B đúng

Đáp án

Câu 1: CCâu 2: DCâu 3: DCâu 4: ACâu 5: ACâu 6: DCâu 7: ACâu 8: BCâu 9: ACâu 10: A
Câu 11: ACâu 12: BCâu 13: DCâu 14: ACâu 15: CCâu 16: DCâu 17: DCâu 18: ACâu 19: CCâu 20: D

.......................

Với các em học sinh, việc vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập là rất cần thiết để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Chuyên mục Lý thuyết Sinh học 7 được giới thiệu trên VnDoc không chỉ giúp các em hệ thống những phần nội dung chính quan trọng được học trong mỗi bài, mà còn giúp các em biết vận dụng những lý thuyết đó vào trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan trong bài. Mời các em theo dõi chuyên mục để có cho mình những tài liệu hay, hữu ích phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Sinh học 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Đức Nguyễn
    Bảo Đức Nguyễn

    kém


    Thích Phản hồi 25/09/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 7

    Xem thêm