Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tôm sông là đại điển hình của lớp giáp xác. Tôm có cấu tạo ngoài sinh sản và tập tính tiêu biểu cho lớp Giáp xác nói riêng, Chân khớp nói chung. Để tìm hiểu về Tôm các em cùng tìm hiểu về Cấu tạo ngoài và di chuyển, dinh dưỡng của Tôm sông được VnDoc chia sẻ dưới đây

A. Lý thuyết Sinh học bài 22

Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hồ… ở nước ta

1. Cấu tạo ngoài

- Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền với nhau và phần bụng

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông

a. Vỏ cơ thể

- Cấu tạo bằng kitin, ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp

- Vỏ cơ thể chứa sắc tố, làm tôm có màu sắc của môi trường

- Chức năng: vỏ cơ thể như bộ xương ngoài che chở, bảo vệ cơ thể và là chỗ bám cho hệ cơ phát triển

b. Các phần phụ của tôm

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông

2. Di chuyển

Tôm di chuyển bằng cách bò hoặc bơi giật lùi:

- Bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

- Bơi giật lùi: tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

3. Dinh dưỡng

- Thời gian kiếm ăn: chập tối

- Thức ăn: thực vật và động vật

- Tiêu hóa

+ Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa

+ Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn

+ Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông

- Hô hấp: qua mang

- Bài tiết: qua Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2

4. Sinh sản

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông

- Tôm phân tính đực cái rõ rệt: con đực chân kìm to, con cái: ôm trứng

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông

- Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng, trứng tôm nở thành ấu trùng, qua nhiều lần lột xác mới cho tôm trưởng thành

B. Trắc nghiệm Sinh học bài 22

Câu 1: Ngành nào có số loài lớn nhất

a. Ngành thân mềm

b. Ngành động vật nguyên sinh

c. Ngành chân khớp

d. Các ngành giun

Chân khớp là một ngành có số loài lớn, chiếm tới hai phần ba số loài động vật đã biết.

→ Đáp án c

Câu 2: Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?

a. Chân có các khớp

b. Cơ thể phân đốt

c. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau

d. Cơ thể có các khoang chính thức

Gọi là động vật chân khớp là do chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau.

→ Đáp án c

Câu 3: Động vật nào sau đây KHÔNG thuộc Lớp giáp xác?

a. Tôm sông b. Nhện c. Cua d. Rận nước

Phần lớn Giáp xác sống ở nước ngọt, nước mặn. Các đại diện thường gặp là: tôm, cua, cáy, rận nước, mọt ẩm…

→ Đáp án b

Câu 4: Cơ quan hô hấp của tôm sông là

a. Phổi b. Da c. Mang d. Da và phổi

Tôm sông sống môi trường nước, hô hấp bằng mang.

→ Đáp án c

Câu 5: Cơ thể tôm có mấy phần

a. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng

b. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng

c. Có 2 phần là thân và các chi

d. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và phần bụng.

→ Đáp án a

Câu 6: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm

a. Râu

b. Vỏ cơ thể

c. Đuôi

d. Các đôi chân

Vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)

→ Đáp án b

Câu 7: Các chân bơi (chân bụng) ở tôm có chức năng

a. Bơi

b. Giữ thăng bằng

c. Ôm trứng

d. Tất cả các chức năng trên

Các chân bơi (chân bụng) giúp tôm bơi, giữ thăng bằng trong nước và giúp tôm ôm trứng trong quá trình sinh sản.

→ Đáp án d

Câu 8: Tôm đực có kích thước… so với tôm cái

a. Nhỏ hơn b. Lớn hơn c. Bằng d. Lớn gấp đôi

Tôm phân tính: Đực cái phân biệt rõ. Tôm cái có kích thước lớn hơn con đực, còn con đực có đôi kìm to và dài.

→ Đáp án a

Câu 9: Tôm di chuyển bằng cách

a. Bò

b. Bơi giật lùi

c. Lọc nước

d. Cả a và b đúng

Tôm có thể di chuyển theo 2 cách. Tôm dùng các chân ngực bò trên đáy bùn cát. Tôm còn có thể bơi giật lùi

→ Đáp án d

Câu 10: Tôm có thể định hướng và phát hiện mồi là do có

a. 2 đôi mắt và các chân bụng

b. 2 đôi râu và tấm lái

c. Các chân hàm và chân ngực

d. 2 đôi mắt và 2 đôi râu

2 đôi mắt và 2 đôi râu giúp tôm có thể định hướng và phát hiện mồi từ khoảng cách rất xa

→ Đáp án d

 Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 7. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất. 

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với nộ dung này các em học sinh sẽ nắm vững kiến thức cũng như cấu tạo ngoài, cách di chuyển và thức ăn của tôm sông...Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
31
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Lý thuyết Sinh học 7

Xem thêm