Lý thuyết Sinh học 7 bài 26: Châu chấu
Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 26: Châu chấu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Châu chấu
A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 26
I. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
Châu chấu thường gặp ở cánh đồng lúa. Châu chấu đại diện cho lớp Sâu bọ
1. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể gồm 3 phần
+ Đầu: gồm có mắt kép, râu, cơ quan miệng
+ Ngực: gồm có 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng: có các lỗ thở
2. Di chuyển
- Có 3 hình thức di chuyển của châu chấu:
+ Bò bằng 3 đôi chân.
+ Nhảy nhờ đôi chân sau (càng).
+ Bay bằng 2 đôi cánh.
→ So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn
II. CẤU TẠO TRONG
III. DINH DƯỠNG
* Tiêu hóa
- Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc mà châu chấu gặm được chồi và lá cây
- Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim tiết ra ở ruột tịt
* Hô hấp
- Châu chấu hô hấp bằng các lỗ thở ở bụng
- Động tác hô hấp ở châu chấu là hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng nên khi sống bụng chúng luôn phập phồng
IV. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
- Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống.
- Trứng hình ống, hơi to, màu vàng đậm, ống trứng xếp xiên hai hàng từ 10 – 30 quả.
- Trứng đẻ dưới đất thành ổ
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn, châu chấu non phải lột xác vì vỏ cơ thể là vỏ kitin kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành.
B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 26
Câu 1: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Châu chấu …(1)…, tuyến sinh dục dạng …(2)…, tuyến phụ sinh dục dạng …(3)….
A. (1): lưỡng tính; (2): ống; (3): chùm
B. (1): phân tính; (2): chùm; (3): ống
C. (1): lưỡng tính; (2): chùm; (3): ống
D. (1): phân tính; (2): ống; (3): chùm
Câu 2: Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần
A. Có hai phần gồm đầu và bụng
B. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng
C. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng
D. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?
A. Ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.
B. Hệ tuần hoàn kín.
C. Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.
D. Hạch não phát triển.
Câu 4: Châu chấu di chuyển bằng cách
A. Bò bằng cả 3 đôi chân
B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)
C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh
D. Tất cả các đáp án trên là đúng
Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Trong hoạt động hô hấp, châu chấu hít và thải khí thông qua …(1)… ở …(2)….
A. (1): lỗ miệng; (2): mặt lưng
B. (1): lỗ miệng; (2): mặt bụng
C. (1): lỗ thở; (2): mặt lưng
D. (1): lỗ thở; (2): mặt bụng
Câu 6: Nhận định nào dưới đây nói về hệ tuần hoàn của châu chấu?
A. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.
B. Tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.
C. Tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.
D. Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.
Câu 7: Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào?
A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh.
C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh.
Câu 8: Châu chấu di chuyển bằng cách
A. Bò bằng cả 3 đôi chân
B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)
C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh
D. Tất cả các đáp án trên là đúng
Câu 9: Thức ăn của châu chấu là
A. Côn trùng nhỏ.
B. Xác động thực vật.
C. Chồi và lá cây.
D. Mùn hữu cơ.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?
A. Hô hấp bằng phổi.
B. Tim hình ống.
C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
D. Là động vật không xương sống.
Câu 11: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do
A. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
B. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực
D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là đúng?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Có hạch não phát triển.
C. Là động vật lưỡng tính.
D. Là động vật có xương sống.
Câu 13: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng
A. Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, có nhiều ngăn ở mặt lưng
B. Tim có 1 ngăn duy nhất
C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
D. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm?
A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
B. Có hệ thống ống khí.
C. Vỏ cơ thể bằng kitin.
D. Cơ thể phân đốt.
Câu 15: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Ở châu chấu, tim có hình …(1)…, có …(2)… và nằm ở …(3)….
A. (1): ống; (2): một ngăn; (3): mặt bụng
B. (1): phễu; (2): một ngăn; (3): mặt lưng
C. (1): phễu; (2): nhiều ngăn; (3): mặt bụng
D. (1): ống; (2): nhiều ngăn; (3): mặt lưng
Câu 16: Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng?
A. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng
B. Vì chúng hút nhựa cây
C. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây
D. Vì chúng gặm chồi non và lá cây
Đáp án
Câu 1: B | Câu 2: C | Câu 3: B | Câu 4: D | Câu 5: D | Câu 6: C | Câu 7: A | Câu 8: D |
Câu 9: C | Câu 10: A | Câu 11: B | Câu 12: B | Câu 13: A | Câu 14: B | Câu 15: D | Câu 16: D |
-------------------------------
Với nội dung bài Châu chấu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu, sự sinh sản và phát triển của châu chấu...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 26: Châu chấu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.