Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 7 bài 46: Thỏ

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo soạn sinh học lớp 7 bài 46 thỏ dưới đây.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 46

I. Đời sống

1. Đời sống

- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

- Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

- Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm: khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

- Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm: trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

- Là động vật hằng nhiệt.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ

2. Đặc điểm sinh sản

- Thỏ đực có cơ quan giao phối.

- Thụ tinh trong

- Trứng phát triển trong ống dẫn trứng phôi và 1 bộ phận là nhau thai gắn liền với tử cung của thỏ mẹ.

+ Nhau thai có vai trò: đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.

+ Cũng qua dây rốn và nhau thai mà chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

- Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ

- Thỏ mẹ mang thai 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhỏ lông ở ngực và quanh vú để làm tổ.

- Thỏ con sinh ra chưa có lông, được nuôi bằng sữa mẹ

* Ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng

- Thai được phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn

- Lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ qua nhau thai: đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ bảo vệ không lệ thuộc vào tự nhiên nhiều: khả năng sống sót cao hơn

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Cấu tạo ngoài

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ

- Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao: giữ nhiệt và che chở cho cơ thể

- Chi trước ngắn: dùng để đào hang

- Chi sau dài khỏe: bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh

- Mũi thính, có ria là những lông xúc giác (xúc giác nhạy bén) phối hợp cùng khứu giác: giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi: giữ nước làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt.

- Tai thính, có vành tai dài, cử động được theo các phía: định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù

2. Di chuyển

- Di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ

- Thỏ chạy không dai sức bằng thú nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát được nanh vuốt của con vật săn mồi vì:

+ Đường chạy của thỏ theo hình zic zac làm cho kẻ thù (chạy theo đường thẳng) bị mất đà nên không vồ được thỏ.

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 46

Câu 1: Ở thỏ, lồng ngực được tạo thành từ sự gắn kết của

A. xương cột sống, xương sườn và xương mỏ ác.

B. xương sườn, xương đòn và xương mỏ ác.

C. xương trụ, xương đòn và xương quay.

D. xương đòn, đốt sống lưng và xương sườn.

Đáp án: A

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Hàm răng thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.

D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Đáp án: D

Câu 3: Động vật ăn thực vật khác với động vật ăn thịt ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Ruột già tiêu giảm.

B. Manh tràng phát triển.

C. Dạ dày phát triển.

D. Có đủ các loại răng.

Đáp án: B

Câu 4: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

A. Manh tràng.

B. Kết tràng.

C. Tá tràng.

D. Hồi tràng.

Đáp án: A

Câu 5: Môi trường sống của thỏ là

a. Dưới biển

b. Bụi rậm, trong hang

c. Vùng lạnh giá

d. Đồng cỏ khô nóng

Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù.

→ Đáp án b

Câu 6: Thức ăn của thỏ là

a. Ăn cỏ, lá

b. Hồng cầu

c. Giun đất

d. Chuột

Thỏ ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ)

→ Đáp án a

Câu 7: Nhau thai có vai trò

a. Là cơ quan giao phối của thỏ

b. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi

c. Là nơi chứa phôi thai

d. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh

Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn vào nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

→ Đáp án b

Câu 8: Thỏ mẹ mang thai trong

a. 5 ngày

b. 10 ngày

c. 20 ngày

d. 30 ngày

Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quanh vú để lót ổ. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.

→ Đáp án d

Câu 9: Cơ thể thỏ phủ …

a. Vảy sừng

b. Lông ống

c. Lông mao

d. Lông tơ

Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, gọi là lông mao. Bộ lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

→ Đáp án c

Câu 10: Chi trước thỏ có vai trò

a. Đào hang

b. Bật nhảy xa

c. Giữ thăng bằng

d. Đá kẻ thù

Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn còn dùng để đào hang; chi sau dài khỏe, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

→ Đáp án a

Câu 11: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn để

a. Giữ nhiệt cho cơ thể

b. Giảm trọng lượng

c. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù

d. Bảo vệ mắt

Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

→ Đáp án c

Câu 12: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ

a. Đào hang

b. Hoạt động vào ban đêm

c. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

d. Là động vật biến nhiệt

Thỏ là động vật hằng nhiệt, có nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

→ Đáp án d

Câu 13: Khi trốn kẻ thù, thỏ chạy

a. Theo đường thẳng

b. Theo đường zíc zắc

c. Theo đường tròn

d. Theo đường elip

Khi lẩn trốn kẻ thù, thỏ chạy theo đường zíc zắc nên dễ trốn thoát.

→ Đáp án b

Câu 14: Thỏ thuộc

a. Động vật nguyên sinh

b. Lưỡng cư

c. Bò sát

d. Động vật có vú

Thỏ là động vật có vú, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

→ Đáp án d

+ Lợi dụng khi kẻ thù bị mất đà, thỏ chạy theo 1 đường khác và nhanh chóng lẩn vào bụi rậm để ẩn nấp.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là đúng?

a. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

b. Có một vòng tuần hoàn.

c. Là động vật biến nhiệt.

d. Tim bốn ngăn.

→ Đáp án d

Câu 16: Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự sau:

a. Cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.

b. Cổ, ngực, chậu, đuôi.

c. Cổ, ngực, đuôi.

d. Cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.

→ Đáp án d

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?

a. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.

b. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.

c. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

d. Đẻ con.

→ Đáp án c

Câu 18: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

a. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

b. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

c. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

d. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

→ Đáp án b

Câu 19: Ở thỏ, các phần của não đều phát triển, đặc biệt là

a. Bán cầu não và tiểu não.

b. Bán cầu não và thùy khứu giác.

c. Thùy khứu giác và tiểu não.

d. Tiểu não và hành tủy.

→ Đáp án a

Với nội dung bài Thỏ các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về đời sống, đặc điểm sinh sản, cấu tạo ngoài và cách di chuyển của thỏ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học về thỏ, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Sinh học 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Sinh học hơn. 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
37
7 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đạt Phạm
    Đạt Phạm

    hay hay hay


    Thích Phản hồi 28/02/21
    • Đạt Phạm
      Đạt Phạm

      hay ghê


      Thích Phản hồi 28/02/21
      • Đạt Phạm
        Đạt Phạm

        hay quá

        Thích Phản hồi 28/02/21
        • Đạt Phạm
          Đạt Phạm

          quá hay

          Thích Phản hồi 28/02/21
          • Đạt Phạm
            Đạt Phạm

            hay thế

            Thích Phản hồi 28/02/21
            • Đạt Phạm
              Đạt Phạm

              hay vl


              Thích Phản hồi 28/02/21
              • Đạt Phạm
                Đạt Phạm

                cực hay

                Thích Phản hồi 28/02/21
                🖼️

                Gợi ý cho bạn

                Xem thêm
                🖼️

                Lý thuyết Sinh học 7

                Xem thêm