Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 59

1. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học

- Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm:

+ Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại)

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại

- Mục đích: hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại

2. Biện pháp đấu tranh sinh học

a. Sử dụng thiên địch

* Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

- Ở mỗi địa phương có rất nhiều thiên địch gần gũi với con người vì dụ: con mèo diệt chuột, gia cầm diệt các loại sâu bọ, chim bắt chuột, bọ rùa, nhện lưới, nhện chân dài, ong vàng kí sinh sâu đục thân …

* Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

+ Cây xương rồng: khi phát triển quá mạnh, sử dụng thiên địch là 1 loài bướm đêm → đẻ trứng lên cây xương rồng → ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng

+ Ong mắt đỏ → đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô) → ấu trùng nở ra → đục và ăn trứng của sâu xám → tiêu diệt được sâu xám từ khi còn là trứng.

- Biện pháp này tiêu diệt sâu hại gây bệnh từ giai đoạn trứng và tiêu diệt các sinh vật gây hại khác bằng cách ăn các sinh vật gây hại hoặc là trứng của sâu hại.

b. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

- Ví dụ:

+ Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Oxtraylia.

+ Đến năm 1900, số lượng thỏ lên tới vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại.

+ Để tiêu diệt và giảm bớt số lượng loài thỏ này người ta đã sử dụng vi khuẩn Myoma để gây bệnh cho thỏ.

+ Sau 10 năm thì có 1% số thỏ miễn dịch được với vi khuẩn gây bệnh lại phát triển mạnh và gây hại. Khi đó, người ta phải sử dụng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới được giải quyết.

c. Gây vô sinh diệt động vật gây hại

- Ví dụ: ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực → ​ruồi cái không đẻ được

3. Ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

a. Ưu điểm

- Tiêu diệt sinh vật gây hại

- Hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm (rau …)

- Hạn chế ánh hưởng xấu đến các sinh vật có ích và sức khỏe của con người.

- Hạn chế sự nhờn thuốc của sinh vật gây hại, ít tốn kém

b. Nhược điểm

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. Ví dụ:

+ Có nhiều loài thiên địch không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém: kiến vống tiêu diệt sây bọ hại cam không thể sống ở nơi có mùa đông quá lạnh

- Thiên địch không triệt để diệt được vi sinh vật gây hại. Vì thiên địch thường có số lượng và sức sinh sản thấp nên chỉ bắt được con mồi yếu hoặc bị chết.

- Tiêu diệt loài sinh vật gây hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật gây hại khác phát triển.

- Một loài thiên địch vừa có lợi vừa có hại. Ví dụ

+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông: ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn mạ mới gieo: có hại

+ Chim sẻ vào mùa sinh sản: cuối xuân đều hè ăn sâu bọ có hại cho nông nghiệp: có ích.

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 59

Câu 1: Đâu là biện pháp đấu tranh sinh học

a. Sử dụng thiên địch

b. Gây bệnh truyền nhiễm ở động vật gây hại

c. Gây vô sinh ở động vật gây hại

d. Tất cả những biện pháp trên đúng

Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm: Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

→ Đáp án d

Câu 2: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

a. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo

b. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

c. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú

d. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Cá đuôi cờ ăn ấu trùng sâu bọ, thằn lằn và sáo ăn sâu bọ vào ban ngày, cóc ăn sâu bọ vào ban đêm. Chúng đều là những thiên địch của sâu bọ có hại.

→ Đáp án a

Câu 3: Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào?

a. Sâu bọ

b. Chuột

c. Muỗi

d. Rệp

Mèo rừng, cú vọ ăn chuột bảo vệ nông nghiệp

→ Đáp án b

Câu 4: Thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian là

a. Rắn sọc dưa

b. Kiến

c. Gia cầm

d. Ong mắt đỏ

Gia cầm là thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian.

→ Đáp án c

Câu 5: Loài nào là thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại?

a. Cắt

b. Cóc

c. Ong mắt đỏ

d. Ruồi

Ong mắt đỏ đẻ trứng lên sâu xám (trứng sâu hại ngô). Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

→ Đáp án c

Câu 6: Vi khuẩn nào gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại?

a. Vi khuẩn E coli

b. Vi khuẩn Myoma

c. Vi khuẩn Calixi

d. Cả vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi

Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1 % số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới được cơ bản giải quyết.

→ Đáp án d

Câu 7: Loài nào cần làm vô sinh để diệt

a. Muỗi

b. Ruồi

c. Ong mắt đỏ

d. Sâu xám

Ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

→ Đáp án b

Câu 8: Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp

a. Là loài có ích

b. Là loài gây hại

c. Vừa có ích, vừa gây hại

d. Không có ảnh hưởng gì đến nông nghiệp

Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Nhưng về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. Vậy chim sẻ là loài vừa có ích, vừa gây hại.

→ Đáp án c

Câu 9: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại

2. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường

3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện

4. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

a. 1, 2, 3

b. 2, 3

c. 1, 4

d. 1, 3, 4

Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, mà không ô nhiễm môi trường lại rẻ tiền và dễ thực hiện.

→ Đáp án d

Câu 10: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

2. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

3. Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

a. 1, 2

b. 2, 3

c. 1

d. 1, 2, 3

Biện pháp đấu tranh sinh học có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những mặt hạn chế:

- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

→ Đáp án d

Câu 11: Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là:

a. Tiêu diệt tận gốc sinh vật gây hại

b. Hạn chế tác động của sinh vật gây hại

c. Gây bệnh cho các sinh vật gây hại

d. Cả ba mục đích trên

→ Đáp án b

Câu 12: Nước ta đã áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học nào?

a. Dùng thuốc trừ sâu

b. Dùng thuốc vi sinh và nuôi thả ong mắt đỏ

c. Nhập sâu bọ có ích từ nước ngoài

d. Cấm săn bắt các loài ếch, nhái, rắn và chim

→ Đáp án b

Câu 13: Thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sinh vật gây hại?

a Ruồi

b. Mèo rừng

c. Thỏ

d. Ong mắt đỏ

→ Đáp án d

Câu 14: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

a. Nhiều loài thiên địch được di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

b. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng

c. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

d. Tất cả đều đúng

→ Đáp án d

Câu 12: Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp

a. Là loài có ích

b. Là loài gây hại

c. Vừa có ích, vừa gây hại

d. Không có ảnh hưởng gì đến nông nghiệp

→ Đáp án c

Với nội dung bài Biện pháp đấu tranh sinh học các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức biện pháp đấu tranh sinh học, sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại, ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 59. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
18 7.585
Sắp xếp theo

Lý thuyết Sinh học 7

Xem thêm