Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tin học 11 Kết nối tri thức bài 24

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Tin học 11 bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán có toàn bộ lý và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết Tin học 11 bài 24

1. Đánh giá thời gian thực hiện chương trình

- Không cần cài đặt và chạy chương trình.

- Tính tổng thời gian các phép tính đơn và các lệnh đơn của chương trình.

- Không chính xác hoàn toàn như thời gian thực.

- Dùng để so sánh và ước lượng thời gian chạy chương trình khá chính xác.

- Coi tất cả các lệnh đơn và các phép tính đơn có thời gian chạy như nhau, được gọi là một đơn vị thời gian.

- Đơn giản hoá cách phân tích thời gian tính toán và bảo đảm độ chính xác của tính toán.

- Chương trình 1: Gọi T1 là thời gian chạy của chương trình này.

+ Lệnh tại dòng 1 và 2 cần 1 đơn vị thời gian.

+ Vòng lặp tại dòng 3 có n bước lặp, mỗi bước của vòng lặp sẽ thực hiện lệnh tại dòng 4, lệnh này cần 1 đơn vị thời gian.

+ Tổng thời gian của vòng lặp 3 là n thời gian.

+ Lệnh cuối tại dòng 5 cần 1 đơn vị thời gian.

+ T1 = T1(n) = n + 3 đơn vị thời gian.

- Chương trình 2: Gọi T2 là thời gian chạy của chương trình này.

+ Lệnh tại dòng 1 và 2 cần 1 đơn vị thời gian.

+ Hai vòng lặp lồng nhau tại dòng 3, 4 có n2 bước lặp. Mỗi bước lặp sẽ thực hiện lệnh tại dòng 5, lệnh này cần 1 đơn vị thời gian.

+ Tổng thời gian của vòng lặp 3, 4 là n2 đơn vị thời gian.

+ Lệnh cuối tại dòng 6 cần 1 đơn vị thời gian.

+ T2 = T2(n) = n2 + 3 đơn vị thời gian.

- Lưu ý về phép toán tích cực trong chương trình:

+ Phép toán được thực hiện nhiều nhất và đóng vai trò chính khi tính thời gian, được gọi là phép toán tích cực.

+ Ví dụ trong chương trình 1, phép cộng c = c + 1 tại dòng 4 là phép toán tích cực.

+ Trong chương trình 2, phép cộng c = c + 1 tại dòng 6 là phép toán tích cực.

2. Phân tích độ phức tạp thời gian thuật toán

- Độ phức tạp thời gian của thuật toán là khối lượng thời gian cần thiết để chạy chương trình thể hiện thuật toán.

- Phân loại thuật toán dựa trên ước lượng độ phức tạp thời gian.

- Độ phức tạp thời gian có thể coi là một hàm số T(n) với n là số tự nhiên đại diện cho dữ liệu đầu vào.

- Giá trị của T(n) được xác định trên cơ sở số lượng phép toán/câu lệnh cần thực hiện trong chương trình/thuật toán.

- Kí hiệu O-lớn được sử dụng để so sánh và phân tích bậc của hàm thời gian T(n) khi n tiến tới vô cùng.

- Ví dụ: chương trình 1 có độ phức tạp thời gian bậc n, viết là T1(n) = O(n); chương trình 2 có độ phức tạp thời gian bậc n2, viết là T2(n) = O(n2).

- Định nghĩa kí hiệu O-lớn:

+ f(n) và g(n) là hai hàm có đối số tự nhiên.

+ f(n) = O(g(n)) và nói f(n) có bậc O-lớn của g(n) nếu tồn tại hằng số c > 0 và số tự nhiên n0 > 1 sao cho với mọi n > n0, f(n) < c.g(n).

+ Khi f(n) là O-lớn của g(n) thì có thể viết: f(n) = O(g(n)).

- Ví dụ về độ phức tạp thời gian của hai chương trình:

+ Chương trình 1 ở Hình 24.2 có hàm thời gian T1(n) = n + 3.

+ Chọn c = 2, n0 = 3. Khi n > n0, ta có: T1(n) = n + 3 < n + n = c.n. Do đó, T1(n) = O(n). Chương trình 1 có độ phức tạp thời gian O(n) - tuyến tính.

+ Chương trình 2 ở Hình 24.2 có hàm thời gian T2(n) = n2 + 3.

+ Chọn c = 2, n0 = 2. Khi n > n0, ta có: T2(n) = n2 + 3 < n2 + n02 < n2 + n2 = 2n2 = c.n2. Suy ra T2(n) = O(n2). Chương trình 2 có độ phức tạp thời gian O(n2) - bình phương.

3. Một số quy tắc thực hành tính độ phức tạp thời gian thuật toán

- Quy tắc tính đơn giản độ phức tạp thời gian thuật toán:

+ QT1. Quy tắc cộng: O(f(n) + g(n)) = O(max(f(n), g(n))). Áp dụng khi tính độ phức tạp thời gian cho hai chương trình được thực hiện nối tiếp nhau.

+ QT2. Quy tắc nhân: Phép nhân với hằng số: O(C.f(n)) = O(f(n)), với C là hằng số bất kì. Phép nhân với hàm số: O(f(n)g(n)) = O(f(n).O(g(n))). Áp dụng tính độ phức tạp thời gian cho chương trình có hai vòng lặp lồng nhau.

B. Trắc nghiệm Tin học 11 bài 24

Câu 1: Các bước giải bài toán trên máy tính được tiến hành theo thứ tự nào sau đây:

A. Xác định bài toán – Lựa chọn thuật toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu

B. Xác định bài toán – Viết chương trình – Lựa chọn thuật toán – Viết tài liệu

C. Lựa chọn thuật toán – Xác định bài toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu

D. Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu

Câu 2: Mỗi bài toán được đặc tả bởi mấy thành phần:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 3: Viết chương trình là?

A. Biểu diễn thuật toán

B. Dùng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt bài toán

C. Dùng ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu thích hợp để diễn tả thuật toán

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán:

A. Lượng tài nguyên thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên cho phép

B. Độ phức tạp của thuật toán

C. Các tài nguyên như thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ…

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 5: Giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 6: Tiêu chí lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là?

A. Hiệu quả về thời gian

B. Hiệu quả về không gian

C. Khả thi khi cài đặt

D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Bước quan trọng nhất để giải một bài toán trên máy tính là

A. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

B. Viết chương trình

C. Xác định bài toán

D. Hiệu chỉnh

Câu 8: Khẳng định "Trong mọi chương trình chỉ có đúng một phép toán tích cực" là đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

C. Ý kiến khác

D. Chưa đủ dữ kiện

Câu 9: Mục đích của việc hiệu chỉnh là:

A. Xác định lại Input và Output của bài toán

B. Phát hiện và sửa sai sót

C. Mô tả chi tiết bài toán

D. Để tạo ra một chương trình mới

Câu 10: Thuật toán tối ưu là?

A. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ…

B. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán…

C. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán…

D. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán…

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Tin học 11 Kết nối tri thức bài 25

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Thị Ngọc Ánh
    Lê Thị Ngọc Ánh

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 21:32 24/09
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 21:32 24/09
      • Bảo Ngân
        Bảo Ngân

        😙😙😙😙😙😙😙

        Thích Phản hồi 21:32 24/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tin học 11 Kết nối tri thức

        Xem thêm