Duongmaihong Văn học

Nêu chất hiện đại và chất cổ điển qua 2 đoạn thơ đầu bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

3
3 Câu trả lời
  • hổ báo cáo chồn
    hổ báo cáo chồn

    * Phân tích nét cổ điển

    - Thể thơ 7 tiếng tuân thủ chặt chẽ hiệp vần, đối, điệp.

    - Thi liệu lấy tứ từ thơ cổ:

    + Gió, trăng, thuyền, trúc, bến sông, thuyền,…

    + Hình ảnh hàng cau, lá trúc, vườn cây quen thuộc của thôn quê Việt Nam, là tình tự dân tộc trong ca dao và tâm hồn Việt Nam trong thơ cổ điển.

    - Gợi tả, chấm phá "nắng hàng cau", "vườn ai mướt quá xanh như ngọc", khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tinh khôi của xứ Huế chỉ bằng hai câu thơ.

    - Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng tạo nên bởi nhịp điệu đều đều chậm rãi của thể thơ thất ngôn : 2/2/3 hoặc 4/3 với rất nhiều thanh bằng nằm ở vần thơ.

    * Phân tích nét hiện đại

    - Tác giả bộc lộ tâm trạng trực tiếp

    - Yếu tố tâm lí phức tạp, "điên loạn" thể hiện rõ qua sự thay đổi tâm trạng giữa các khổ thơ, các yếu tố không gian thời gian bị đảo lộn, không theo quy luật khách quan từ gần đến xa từ xa đến gần, không theo dòng chảy của thời gian mà theo dòng chảy của tâm trạng.

    - Bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian, mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ.

    + Thời gian mở đầu là buổi sớm tinh khôi nhưng đột ngột chuyển sang đêm trăng đầy mong ngóng, lo âu, buồn đến nao lòng và kết thúc trong thời gian mộng ảo, không xác định.

    - Những hình ảnh vừa quen thuộc dân dã đã được Hàn Mặc Tử biến trở thành mới lạ hiện đại.

    + Không chỉ hàng cau, mà nắng mới trên hàng cau

    + Không chỉ khám phá ra những lá non xanh mướt của vườn cây mà còn nhận ra cái màu xanh ngọc sang trọng

    + Không nhắc lại ngõ trúc, cành trúc hiu quạnh tĩnh mịch của ngày xưa mà là “lá trúc che ngang mặt chữ điền“

    - Xu hướng thơ siêu thực, tượng trưng

    + Hình ảnh "trăng" không còn là ánh trăng của thi ca cổ điển nữa, nó đã được làm mới qua hình ảnh “sông trăng” toát lên thứ ánh vàng kì lạ, như sáng bừng một góc xứ Huế, sáng dậy một góc trong tâm thức thi sĩ

    + Xưa nay mây đi theo gió, gió thổi mây bay, giờ thì gió theo lối gió, mây đường mây, một hình ảnh siêu thực, hình ảnh của chia li.

    - Nhạc điệu thơ là nhạc điệu của tâm hồn có nhiều trạng thái đặc biệt, kết hợp các từ láy hay chú công trong thanh điệu

    - Bài thơ có cấu trúc rất lạ: sự việc, con người được kể lại không theo bút pháp kể chuyện, sự vận động của hình tượng thơ cũng không phải là nhịp điệu chuyển hoá tâm trạng của nhân vật trữ tình.


    - Mạch phát triển thống nhất nhưng có một bước “nhảy vọt nghệ thuật" giữa các khổ thơ: mỗi khổ thơ tồn tại độc lập, không quan hệ với nhau.

    0 Trả lời 02/03/23
    • Đường tăng
      Đường tăng

      *Cổ điển:

      - Trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", yếu tố truyền thống trước hết thể hiện ở thể thơ 7 tiếng tuân thủ chặt chẽ hiệp vần, đối, điệp.

      - Thi liệu lấy tứ từ thơ cổ: gió, trăng, thuyền, trúc, bến sông, thuyền,… Hình ảnh hàng cau , lá trúc, vườn cây là hình ảnh cuả thôn quê Việt Nam .

      - Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng: Toàn bài thơ luôn duy trì một âm điệu trầm buồn , sâu lắng , rất thích hợp để diễn tả tâm trạng của nhà thơ . Âm điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu đều đều chậm rãi của thể thơ thất ngôn : 2/2/3 hoặc 4/3 với rất nhiều thanh bằng nằm ở vần thơ

      + Hiện đại:

      - Nét hiện đại trong Thơ Mới thể hiện rõ ràng nhất ở cách bộc lộ tâm trạng trực tiếp của tác giả. Yếu tố tâm lí phức tạp, "điên loạn" thể hiện rõ qua sự thay đổi tâm trạng giữa các khổ thơ, các yếu tố không gian thời gian bị đảo lộn, không theo quy luật khách quan từ gần đến xa từ xa đến gần, không theo dòng chảy của thời gian mà theo dòng chảy của tâm trạng

      - Tâm trạng buồn của nhà thơ lại in đậm nỗi buồn, cô đơn của thời đại, khát khao yêu đương chân thành, đằm thắm, sự gắn bó với xứ Huế, một miền đất quê hương...

      0 Trả lời 02/03/23
      • Ẩn Danh
        Ẩn Danh

        Mình cảm ơn ạ

        0 Trả lời 02/03/23

        Văn học

        Xem thêm