Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội mẫu 1

Các lễ hội chùa chiền là một trong những biểu hiện đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc xuống cấp về mặt đạo đức của không ít giới trẻ Việt Nam. Ngay cả trong những lễ hội tâm linh, thay vì phải thành kính, người thì “buôn thần bán thánh” người thì “thương mại hóa” chùa chiền còn lại thì chen lấn, xô đẩy, chèn ép, giằng co, giày xéo… những món lễ vật. Hàng năm, ở Việt Nam 8000 lễ hội, trung bình mỗi ngày có 20 lễ hội diễn ra trên cả nước. Nhưng với số lượng lễ hội lớn không chỉ mất tiền bạc và thời gian vào lễ hội, chúng ta đang phải chứng kiến hàng ngày 20 cảnh xô bồ, chen lấn không chút tình người ở những nơi linh thiêng, thanh tịnh như chốn Phật ngự. Nhiều bài báo cho thấy cảnh chen chúc khiến trẻ con phải khóc, bộ phận công an phải buộc bế những đứa trẻ thoát khỏi “biển người” đang hành hương lên đất Tổ trong dịp lễ vừa qua.

Văn hóa ứng xử của thanh niên khi tham gia lễ hộiVăn hóa xếp hàng vốn kém nay còn không hề xuất hiện trong việc đám đông về núi nhớ Giỗ Tổ. Một đám giỗ linh đình vì “Thiên Lĩnh đang oằn mình” trước bước chân đầy bon chen của đám con cháu Hùng Vương.Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn làm rất “nhiệt tình”. Làm mất đi nét đẹp của lễ hội truyền thống, bôi nhọ văn hóa tâm linh của dân tộc. Mỗi con người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh và Chính sách ngăn chặn của nhà nước. Văn hóa lễ chùa là văn hóa phổ biến và kéo dài nhiều năm ở Việt Nam. Cần duy trì nét đẹp và hạn chế những nét xấu mà chính con người đang gây ra tại nơi đầy thanh tịnh. Giáo dục truyền bá để thế hệ sau biết sai mà không làm tương tự- đó cũng là cách để tiếp tục giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.

Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội mẫu 2

Trong khi có nhiều thanh niên tình nguyện tham gia vào các hoạt động mang ý nghĩa xã hội, giúp đỡ cộng đồng: vá xe lưu động miễn phí; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường..., góp phần giữ gìn và làm đẹp hơn những giá trị thiêng liêng vốn có của lễ hội; thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người trẻ đã tự làm xấu hình ảnh của mình khi có những hành vi phản cảm, thái quá. Việc thực hành tín ngưỡng ở các lễ hội, dù chỉ là tái hiện, mang tính trình diễn cũng không nên để dẫn đến ẩu đả hoặc gây mất mỹ quan lễ hội. Những ứng xử kém văn minh này đã góp phần làm méo mó những giá trị vốn có của lễ hội. Lâu nay, lễ hội dù được tổ chức ở bất cứ đâu với quy mô to hay nhỏ cũng vẫn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sợi dây gắn kết cộng đồng, là nơi để công chúng trở về với cội nguồn dân tộc, nguyện cầu những tốt lành. Ðối với thanh niên nói riêng, lễ hội còn là nơi để tìm hiểu lịch sử dân tộc, tưởng nhớ công ơn tiên tổ và rộng hơn là mở ra không gian để giao lưu bạn bè, tham dự vào những trò chơi dân gian mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống. Song có một thực tế là dường như, không ít người trẻ đang đến với lễ hội bằng tâm thế của những kẻ "đi cho biết", nói như các cụ là "vui đâu chầu đấy" chứ không phải để thực hành tín ngưỡng hay giải tỏa tinh thần... Họ đổ xô đi lễ hội nhưng không phải ai cũng hiểu được thần tích, không gian văn hóa, đối tượng hành lễ hay giá trị riêng của lễ hội họ tham gia, thế nên dẫn tới những thái độ ứng xử lệch chuẩn, những hành vi kém văn minh làm suy giảm vẻ đẹp và giá trị của lễ hội. Nếu hiểu cướp hoa đăng hay cướp phết... chỉ là hoạt động hoạt náo, vui vẻ trong lễ hội, chứ đánh nhau để giành lộc, lộc cũng chẳng bao giờ đến tay thì chắc chắn đã không xảy ra những cảnh tượng náo loạn. Tương tự, nếu ai cũng hiểu, đi lễ chỉ để cầu bình an chứ không phải để mua chuộc thần linh, cầu danh, cầu lợi thì sẽ không diễn ra tình trạng rải tiền lẻ vô tội vạ, mê tín dị đoan giúp những kẻ chuyên trục lợi từ lễ hội có cơ kiếm chác. Hay nếu ai cũng hiểu đến với lễ hội là đến với không gian văn hóa linh thiêng, thì sẽ không có chuyện uốn éo đủ tư thế ở mọi lúc, mọi nơi để chụp ảnh "tự sướng", cũng không có chuyện nhiều người phải "nóng mắt" với cách ăn mặc hở hang, cũn cỡn của nhiều bạn trẻ...

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Suy ngẫm về triết lí sống của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm