Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn tập Ngữ văn 10

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 10

Ôn tập Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Ngữ văn lớp 10 học kì 2. Sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

1. Giới thiệu chung

2. – Đoạn trích “Chí khí anh hùng” từ câu 2213 đến câu 2230, thuộc phần “Gia biến và Lưu lạc” trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích miêu tả người anh hùng Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.

– Sau khi chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, Thúy Kiều và Từ Hải chung sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, nàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi.

2. Khái quát chung

– Từ Hải – giấc mơ anh hùng của Nguyễn Du – mẫu anh hùng cái thế, phi thường trong xã hội xưa. Nhân vật anh hùng hoàn hảo cả về ngoại hình lẫn tính cách: Ngoại hình: “Râu hùm hàm én mày ngài/Vai năm tất rộng thân mười thước cao”; tính cách quy ước của người anh hùng xưa: với cái ngông ngang tàng: “Chọc trời khuấy đất mặc dầu/Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.

– Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” để làm nổi bật hình tượng người anh hùng Từ Hải, Nguyễn Du đã đặt nhân vật này vào tình huống thử thách để thấy được những phẩm chất anh hùng. Người xưa thường nói: anh hùng khó qua ải mĩ nhân. Xưa nay những câu chuyện kinh điển từ chủ đề “anh hùng khó qua ải mĩ nhân” được người đời truyền tụng lại, như: Trụ Vương

– từng là một vị vua văn võ song toàn cuối đời nhà Thương vì mê đắm Đát Kỷ - người phụ nữ xinh đẹp nhưng độc ác, mà trở nên ham mê tửu sắc dẫn nhà Thương tới diệt vong sau thế 6 kỉ tồn tại. Người anh hùng Từ Hải là một bậc anh hùng “giang hồ quen thói vẫy vùng” ấy thế mà vì Thúy Kiều – người phụ nữ với vẻ đẹp “Một hai nghiêng nước nghiêng nghiêng thành” mà tạm dừng chân yên bề gia thất.

– Nhưng nếu người anh hùng trong giấc mơ của Nguyễn Du chỉ có thế thì tầm thường quá. Vậy phải chăng Thúy Kiều là vật cản khát vọng xây dựng cơ đồ? Sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, Từ Hải đã có mĩ nhân, nhưng khát vọng “vẫy vùng” vẫn chưa thỏa chí. Điều Từ Hải muốn là tạo dựng cơ đồ lớn lao để xứng đáng với Thúy Kiều vừa chẳng hổ thẹn với “chí làm trai”.

3. Cảm nhận

a. Hoàn cảnh chia ly và hình ảnh người anh hùng Từ Hải lên đường (4 câu đầu):

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”

– Hoàn cảnh chia ly: “Nửa năm hương lửa đương nồng/Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”. “Nửa năm” là khoảng thời gian Từ Hải và Thúy Kiều chung sống bên nhau, kể từ thời điểm Từ Hải cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Cụm từ “hương lửa đương nồng” cho thấy khoảng thời gian “nửa năm” ấy hai người đã chung sống rất hạnh phúc, mặn nồng khó có thể rời xa. Câu thơ thứ hai “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” tạo ra diễn biến bất ngờ trong chuyện tình Từ Hải – Thúy Kiều: chí làm trai trong bậc anh hùng trượng phu “đầu đội trời chân đạp đất” bừng thức tỉnh sau khoảng thời gian mê đắm hạnh phúc lứa đôi. Về giá trị nghệ thuật, động từ “thoắt” linh hồn, thần thái của câu thơ, biểu đạt chính xác sự bừng tỉnh nhanh chóng, đột ngột niềm khao khát xây dựng cơ đồ của người anh hùng Từ Hải. Đồng thời, động từ “thoắt” phần nào lột tả được tính cách của Từ - dứt khoát, mau lẹ.

– Hình ảnh người anh hùng Từ Hải lên đường mang tầm vóc vũ trụ, kì vĩ và ngang tàng vô cùng: “Trông vời trời bể mênh mang/Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

+ Cách “Trông vời” không chỉ là ánh nhìn ra khoảng không trời đất mênh mông mà còn là ánh nhìn chứa đựng niềm khao khát chinh phục mãnh liệt.

+ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải ra đi được đặt trong không gian rộng lớn, bao la của trời bể. Dẫu Từ Hải ra đi cô độc với một mình, một gươm, một ngựa đơn độc nhưng sự tương phản với không gian rộng lớn không làm hình ảnh Từ Hải nhỏ bé mà đầy kiêu hùng, sánh ngang vũ trụ, đất trời bao la. Sự tương phản ấy cũng tương đồng với hình ảnh người tráng sĩ “cầm ngang ngọn” giáo bảo vệ giang sơn trong bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão): “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” vô cùng tráng lệ.

+ Đằng sau Từ là mái ấm gia đình, là người phụ nữ, là người tri kỉ nhưng tư thế Từ ra đi không hề lưu luyến, bịn rịn mà ngược lại, đầy dứt khoát, không ngoái đầu trông lại: “lên đường thẳng dong”. Tư thế Từ Hải ra đi đầy lãng mạn, kiêu hùng.

b. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải (10 câu tiếp):

“Nắng rằng: “Phận gái chữ tòng”,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri”,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải – tình huống thử thách để thấy rõ phẩm chất anh hùng của người anh hùng Từ Hải – giấc mơ người anh hùng của Nguyễn Du.

– Lời Thúy Kiều: “Nằng nằng: “phận gái chữ tòng”/Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi !”. Kiều ứng xử theo lẽ thường của người vợ “xuất giá tòng phu”: muốn đi theo chăm sóc, chia sẻ ngọt bùi cùng Từ Hải kì thực không phải vì nghĩa vụ, trách nhiệm mà xuất phát từ lòng tự nguyện: vì Thúy Kiều yêu chồng và vì Thúy Kiều nợ ơn Từ Hải. Qua đó, phẩm chất của nàng được bộc lộ: thủy chung, một lòng son sắt. Hiểu được tấm lòng Kiều, sao Từ Hải nỡ đành từ chối.

– Lời Từ Hải:

+ Lời từ chối và khuyên nhủ: “Từ rằng: “tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”. Lời từ chối của Từ là lối nói sắt đá, kiên quyết nhưng không hề vô tình. Từ viện đạo tri kỉ để từ chối Thúy Kiều: “tâm phúc tương tri” – hai người là tri kỉ, hơn ai hết, Thúy Kiều là người hiểu rõ khát vọng xây dựng cơ đồ không thể không thực hiện mà chấp thuận để Từ Hải ra đi. Đồng thời Từ Hải cũng khuyên Thúy Kiều thoát khỏi tình cảm nam nữ thông thường mà nghĩ đến hạnh phúc phi thường hơn: cùng chung vai cai trị thiên hạ với Từ Hải. Hạnh phúc phi thường ấy được Từ Hải bộc bạch qua lời hứa hẹn với Thúy Kiều.

+ Lời hứa hẹn: “Bao giờ mười vạn tinh binh/Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường/Làm cho rõ mặt phi thường/Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia/Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu?/Đành lòng chờ đó ít lâu/Chầy chăng là một năm sau, vội gì !”. Từ Hải mong muốn xây dựng cơ đồ huy hoàng để xứng đáng với Thúy Kiều. Khi nào xây dựng được sự nghiệp, Từ Hải hứa hẹn sẽ đưa Thúy Kiều lên địa vị phu nhân để nàng nở mặt, nở mày khi ở bên Từ Hải. Những hình ảnh mang tính ước lệ như “mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường” cho thấy được khát vọng lớn lao và đầy tự tin của Từ Hải. Khát vọng của Từ Hải vô cùng lớn lao, phi thường của một bậc vương bá. Đồng thời, Từ Hải cũng rất tự tin quả quyết rằng sẽ hoàn thành sự nghiệp bá vương kinh thiên động địa chỉ trong vòng một năm. Quá đó mà ta thấy được tính cách “đồi đội trời chân đạp đất” của người anh hùng Từ Hải.

c. Hình ảnh Từ Hải ra đi

– Hình ảnh Từ Hải hoành tráng, kì vĩ: “Quyết lời dứt áo ra đi/Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Lời nói, cử chỉ của Từ Hải khi ra đi cũng đầy quả quyết và dứt khoát của một bậc anh hùng làm nên việc lớn. Hình ảnh Từ Hải ra đi mang tầm vóc hoành tráng, kì vĩ giữa càng khôn được Nguyễn Du xây dựng với bút pháp lý tưởng hóa: trong đoạn mở đầu “Trông vời trời bể mênh mang/Thanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng rong” và kết thúc bằng hình ảnh cánh chim bằng trong không gian của “gió mây”, “dặm khơi”. Ở đây tác giả đã sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần làm nổi bật tầm vóc của người anh hùng Từ Hải.

– Với bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa, Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hoàn hảo trong giấc mơ của Nguyên Du.

d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải, tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa nhân vật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa, Nguyễn Du cũng đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng gây dựng nên tầm vóc phi thường tiêu biểu (mẫu hình) cho người anh hùng trong văn học trung đại. Một số cụm từ, hình ảnh ước lệ truyền thống, như: “trượng phu”, “thanh gươm yên ngựa”, “mặt phi thường”, (chim) bằng, cử chỉ dứt khoát, mạnh mẽ “lên đường thẳng rong”, “quyết lời dứt áo ra đi”,…
– Đồng thời, Từ Hải còn là người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ thông qua nghệ thuật tương phản, đối lập quen thuộc của bút pháp lãng mạn. Đối lập giữa hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn như: “bốn phương”, “trời bể mênh mang”, “gió mây”, “dặm khơi”,…và hình ảnh Từ Hải: một người, một gươm, một ngựa hay chim bằng. Nhưng chính tư thế kiêu hùng và hình ảnh ước lệ mang nét hồn gợi tầm vóc đã làm nổi bật hình tượng người anh hùng giữa càng khôn.

*Tài liệu tham khảo

1. SGK Ngữ văn 10, Cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục, 2016

2. SGV Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục.

3. Phân tích và bình giảng Ngữ văn 10, NXB Giáo dục.

4. Nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác trên internet và sách tham khảo.

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

Đoạn Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) thuộc phần gia biến và lưu lạc trên đoạn trường mười lăm năm. Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thuý Kiều được gặp Từ Hải, người anh hùng rồi đây sẽ cứu vớt nàng ra khỏi cuộc đời thanh lâu đau khổ. Người mà đai diện cho lí tưởng, đạo lí công bằng mà Nguyễn Du gửi gắm khi xây dựng trong tác phẩm. Người mà Nguyễn Du bộc lộ tư tưởng, tình cảm, khối mâu thuẫn khó giải quyết bằng lời của tác giả.

Hội ngộ - rồi chia li đó là hai mặt của một quá trình. Nó là quy luật tự nhiên trong đời sống con người và cũng như là quy luật tình cảm riêng tư khó nói thành lời. Chẳng thế mà chia li đã trở thành thi tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn đi vào khai thác sao. Từ trong câu ca dao quen thuộc: vầng trăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng đến vầng trăng ai bẻ làm đôi; Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường (Truyện Kiều - Nguyễn Du) và ngay cả Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ). Ta vẫn bắt gặp những giọt nước mắt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời của kẻ ở - người đi. Nhưng có một cuộc chia li làm bạn đọc ấn tượng bởi Chí khí anh hùng, tràn đầy niềm tin lạc quan, tươi sáng chứ không nhuộm màu quan san. Đó là cuộc chia li của Từ Hải với Thuý Kiều để lên đường đi khởi nghĩa.

Đoạn Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) thuộc phần gia biến và lưu lạc trên đoạn trường mười lăm năm. Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thuý Kiều được gặp Từ Hải, người anh hùng rồi đây sẽ cứu vớt nàng ra khỏi cuộc đời thanh lâu đau khổ. Người mà đai diện cho lí tưởng, đạo lí công bằng mà Nguyễn Du gửi gắm khi xây dựng trong tác phẩm. Người mà Nguyễn Du bộc lộ tư tưởng, tình cảm, khối mâu thuẫn khó giải quyết bằng lời của tác giả.

Sau cuộc gặp gỡ đặc biệt, trong hoàn cảnh cũng rất đặc biệt, Thuý Kiều - Từ Hải đã tìm thấy sự hoà hợp về tâm hồn của nhau, ở họ vừa có sự thấy hiểu chân thành vừa có sự đồng cảm cho nhau. Hai khoảng trống về tâm hồn đã được lấp đầy, san sẻ cho nhau bằng tình yêu. Sự tương xứng ấy tạo nên một kết thúc có hậu của miền cổ tích khi:

Trai anh hùng gái thuyên quyên

Phi nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

Trước khi đi vào tìm hiểu đoạn trích, ta hãy hiểu xem con người này có gì đặc biệt mà Nguyễn Du giành nhiều ưu ái khi xây dựng Từ Hải là người anh hùng lí tưởng. Một ngựa, một gươm - Từ Hải đã vung lên lưỡi gươm công lí cứu vớt con người khốn khổ, và chắp cánh cho ước mơ hoài bão của họ bay cao, bay xa mãi.

Sự xuất hiện một nhân vật mới trên chặng đường số phận của Thuý Kiều lần này mang một ý nghĩa giá trị nghệ thuật đặc biệt.

Hình tượng Từ Hải không chỉ phản ánh một quan niệm mới mẻ, tự do về quan hệ luyến ái nam nữ.

Một đời được mấy anh hùng

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!

Chính là lời nói giản dị, chân thành, trân trọng Thuý Kiều của Từ Hải đã là lời tỏ tình tế nhị kín đáo mà phá vỡ khoảng cảnh vốn rất dề xuất hiện giữa nhân vật anh hùng với con người bình thường như Kiều. Có thể nói rằng Nguyễn Du thật có biệt tài xây dựng, khắc họa tính cách từng nhàn vật một cách đậm nét rõ ràng. Đặc biệt là nhân vật Từ Hải. Hơn bất cứ những hình tượng nào khác trong tác phẩm, Từ Hải phản ánh khát vọng tự do một khuynh hướng tự do không chỉ vượt khỏi lễ giáo, đạo đức chính thống mà còn là một người nổi loạn đối lập với trật tự chính trị phong kiến. Hình tượng Từ Hải - con người đã san phẳng bất bình, bênh vực người bị áp bức bằng nghĩa khí và tài năng cá nhân - tạo nên nội dung phong phú sâu sắc của Truyện Kiều.

Từ Hải dường như đã bẻ gãy xiềng xích mà xã hội phong kiến trói buộc con người, chàng phủ định chính quyền nhà vua, và đối với chàng tự do cao hơn hết thảy:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!

Với khí thế ngang tàng của sự tự do, không phải là cảnh:

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau

Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?

Mà lại cái tư thế hiên ngang giữa đất trời, thoả chí anh hùng:

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo.

Hình ảnh cây cung và thanh kiếm đã tạo nên một nét mới trong tính cách của Từ Hải. Cũng như Kim Trọng, Từ Hải có một tâm hồn cao thượng và đượm chất thơ. Nhưng khác với các nhân vật trong tác phẩm, Từ Hải còn làm độc giả say mê bởi cái cốt cách của một kẻ ngang tàng, hào phóng.

Nguyễn Du xây dựng Từ Hải là nhân vật lí tưởng có cốt cách phi thường nhưng đứng trước Kiều “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng". Tuy nhiên chàng luôn đứng trên lập trường và lợi ích của cộng đồng, tình cảm và lí tưởng của chàng luôn thống nhất chứ không đồng nhất. Vì vậy mà:

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yến ngựa lên dường thẳng rong.

Sống trong hạnh phúc yêu thương, khi hơi ấm tình cảm vợ chồng ở độ mặn nồng, đằm thắm, Từ Hải vẫn không quên sự nghiệp lớn, chí làm trai mà theo như Nguyễn Công Trứ:

Chí làm trai nam bắc tây đông

Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể.

Điểm này ở Từ Hải đã cho thấy sự phù hợp trong tính cách của chàng đó là đội trời đạp đất ở đời. Tư thế ra đi của Từ Hải dứt khoát không có chút gì lưu luyến - bịn rịn như Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, không có lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Mà ở đoạn trích Chí khí anh hùng (Truyện Kiều - Nguyễn Du), người Trượng phu mang trong mình tầm vóc lớn lao của thời đại giao cho, đối lập với một không gian bao la, trông vời trời bể mênh mông là tầm vóc của người anh hùng: Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Chỉ mới bốn câu thơ thôi Nguyễn Du đã khắc hoạ một nhân vật, người anh hùng bằng xương bằng thịt. Bởi miêu tả là người anh hùng cho nên ngôn ngữ của Nguyễn Du là sự kính phục, trân trọng. Cách miêu tả cũng khác, không gian, thời gian được mở rộng để phù hợp với khí phách của nhân vật chăng?

tham khảo Phân tích đoạn trích "Chí khí anh hùng

Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về để xem trọn tài liệu

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn Ôn tập Ngữ văn 10 để các bạn học sinh tham khảo. Nội dung gồm những bài văn lớp 10 học kì 2 rút gọn nhằm giúp học sinh ôn tập, tự rèn luyện ở nhà. VnDoc còn rất nhiều tài liệu chất lượng khác nữa các bạn chớ bỏ qua nhé

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 10. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 2 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm