Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tào giải) của Hồ Chí Minh

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tào giải) của Hồ Chí Minh gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tào giải) của Hồ Chí Minh

“Tào giải I” là một trang nhật kí bằng thơ đã ghi lại hiện thực cũng như tâm trạng nhận thức của người tù trong một chuyến đày cửa ải từ nhà tù này đến nhà tù khác.

Hai dòng thơ đầu mang tính cổ điển bởi vì đề tài của nó hướng về phía thiên nhiên. Tiếng gà gáy lần đầu là âm thanh trên mảnh đất, còn sao trăng quần tụ với nhau, tỏa ánh sáng là sự vật trên bầu trời. Một hình tượng thính giác kết hợp với một hình tượng thị giác đã tạo nên bút pháp chấm phá rất tiêu biểu của Đường thi. Đây chính là linh hồn của bức tranh lúc trời còn rất sớm ở miền rừng núi thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Thật ra nói về cảnh ra đi rất sớm thì thơ xưa cũng đã dùng hai hình tượng tiếng gà và mảnh trăng vàng vọt. Vì thế, hai câu thơ đầu này mang tính quy phạm cổ điển cao. Từ hai câu thơ Đường:

“Kê thanh mao điếm nguyệt

Nhân tích bản kiểu sương”

Đến Nguyễn Du, ông viết:

«Tiếng gà điếm nguyệt dấu giày cầu sương».

Trong thơ của Bác cũng có tiếng gà, cũng có mảnh trăng nhưng nó lại mang cái nhìn độc đáo của người viết.

Câu thơ mơ đầu là một thông báo thời gian, chứng tỏ người tù ra đi trên con đường đày ải từ rất sớm.

«Nhất thứ kê đề dạ vị lan»

(Gà gáy một lần đêm chửa tan)

Bản dịch thơ rất chính xác, truyền tải được đúng ý của tác giả. Để báo hiệu trời sáng, người phương Đông thường quan tâm tới âm thanh của tiếng gà. Thời gian với người xưa được tính bằng «đem năm canh, ngày sáu khắc». Như vậy tiếng gà gáy lần đầu trong đêm chỉ là những tính hiệu mơ hồ. Chỉ khi gà gáy lần thứ hai, thứ ba, tiếng gà gáy «sôi mái trường» thì chúng ta mới cảm nhận được thời gian chuyển sang buổi sáng.

Tiếng gà gáy lần đầu ở miền sơn cước của mùa thu tỉnh Quảng Tây đã nói với chúng ta người tù đang phải ra đi trên con đường đầy bóng tối mịt mù. Tuy nhiên giữa mênh mông rừng núi lạnh lẽo âm u, tiếng gà là một tín hiệu cho người tù biết rằng thời gian quanh mình là cuộc sống của nhân quần, đó là tiếng gà ấm áp, cho tâm hồn người tù nhiều tình cảm mến thương với cuộc đời.

Thật ra, câu thơ có hai nội dung thông báo. «Gà gáy một lần» là tường thuật, là ghi nhận một hình tượng âm thanh khách quan. Còn «đêm chửa tan» lại là suy luận, là một phán đoán. Theo chuẩn mực «Ý tại ngôn ngoại» của Đường thi thì dường như không cần thông báo thứ hai độc giả cũng hiểu rằng đêm chưa tan.

Chính ý thức «đêm chửa tan» đã tạo ra hai thế giới tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh. Trước lúc có tiếng gà gáy thì người tù ấy là một thi nhân đang mải mê tìm cảm hứng thi ca. Sau khi nghe tiếng gà gáy, thì người thi nhân ấy đã quay lại với hiện thực, nhận ra mình là một người tù. Ý thức về thời gian bao giờ cũng cho người ta ý thức được hoàn cảnh hiện hữu của chính mình.

Ba tiếng «đêm chửa tan» còn là khát khao của người tù, là cách nhìn biện chứng luôn hướng về sự sống, về ánh sáng trong phong cách của Hồ Chí Minh. Đêm, chưa tan có nghĩa là gà gáy lần hai, lần ba thì đêm sẽ tan. Đêm chưa tan nhưng quy luật tất yếu của sự vật là bình minh sẽ thay thế đêm tàn. Và trong bài « Tảo » (Buổi sớm) Bác cũng đã nhắc đến quy luật này.

«Trong ngục giờ đây còn tối mịt

Ánh hồng trước mặt đã bừng soi»

Nếu câu đầu là sự cảm nhận bằng thính giác, bằng âm thanh dưới mặt đất thì câu thơ thứ hai là bức tranh, không gian được cảm nhận bằng thị giác.

«Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san»

(Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn)

Bản dịch thơ đã không nói được những nội dung của nguyên tác. Hai chữ “quần tinh” mang màu sắc nhân hóa. Đó là những ngôi sao tự chúng tập hợp lại với nhau một cách tự nhiên. Cụm từ “ủng nguyệt” nên dịch là ôm ấp, gắn bó với vầng trăng. Khi nói “chòm sao nâng nguyệt” ta thấy sao trăng không có mối quan hệ bình đẳng. Bởi vì sao thì chủ động, còn trăng thì rất bị động, cần có sự nâng đỡ thì mới có thể đi hết cuộc hành trình. Thực chất, ở đây sao trăng cùng giúp nhau, cùng hỗ trợ cho nhau. Tất cả đều là chủ động.

Trong bức tranh này đỉnh núi mùa thu là cái mốc rất quan trọng, để chia cảnh vật thành hai không gian: dưới núi mùa thu là đêm tối, là gió rét, là con đường đày ải xa thăm thẳm. Trên đỉnh núi mùa thu là bầu trời tự do, khoáng đãng mênh mông. Ở đây là ánh sáng bình yên, là không có giá rét đang thổi ào ạt từng trận. Trong cảm quan của Hồ Chí Minh hình tượng sao trăng đang đi vào trong cuộc hành trình thú vị. Sao trăng ấy đã đi từ dưới núi mùa thu. Nhưng cuộc hành trình vẫn chưa kết thúc. Sau trăng vẫn tiếp tục rời xa ngọn núi để đi vào bầu trời của tự do, hạnh phúc.

Như vậy, người tù lên đường trong đêm tối không chỉ có một mình. Sao trăng vốn là bầu bạn của Bác, giờ đây đang đồng hành cùng người chinh nhân Hồ Chí Minh. Cái nhìn sao trăng đã chứa đựng một niềm tin lạc quan về ngày mai, về tương lai tươi sáng. Sao trăng đi từ dưới chân núi để lên đỉnh núi mùa thu, rồi đến với bầu trời mênh mông, bao la. Và Hồ Chí Mih cũng tin và cuộc hành trình của mình. Hết gia nan, khổ ải nhất định sẽ đến được vương quốc của sự tự do.

Hai dòng thơ sau mang tính hiện đại. Bởi nó xuất hiện hình tựng của con người là linh hồn của bài thơ tứ tuyệt.

Câu thơ thứ ba cho ta một ấn tượng rất mạnh, đầy nam tính:

“Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng”

(Người đi cất bước trên đường thẳm)

Hai chữ “chinh nhân” là muốn nói đến những anh hùng hào kiệt xưa ra đi vì đại nghĩa. Họ ra đi với niềm tin chiến thắng, chấp nhận đương đầu và dấn thân đến cùng với sự nguy hiểm. Còn bản dịch thơ thì lại cho ta thấy một người tù hết sức bình thường, rất bị động trên con đường đày ải. “Chinh nhân” tương hợp với “chinh đồ”. Một con đường xa thăm thẳm đầy trở ngại chông gai, có thể phải trả giá bằng cả tính mạng, rất cao cả của người ra đi vì nghĩa lớn. Rõ ràng “chinh nhân” không đơn giản là người đi nhỏ bé, mệt mỏi trên “đường thẳm”.

Hai từ “dĩ tại” đều là thanh trắc. Nó gợi sự rắn rỏi, chắc nịch, kiên quyết và hết sức chủ động của “chinh nhân” với “chinh đồ”, với hoàn cảnh. Người tù rời khỏi nhà lao khi “gà gáy một lần, đêm chửa tan”. Người “chính nhân” ấy đang dấn thân vào con đường “chinh đồ” với một niềm tin, niềm lạc quan vào quy luật tất yêu của cuộc sống “hết khổ là vui, vốn lẽ đời”. Bản dịch thơ lại đối lập hẳn với nguyên tác. Ba tiếng “trên đường thẳm” dường như đối ngược với “chinh đồ thượng”. Đó là hình ảnh của một con người cất bước một cách nặng nề, lê bước vì mệt mỏi; con người ấy biết rằng phía trước là hiểm nguy nên đầy lo lắng, băn khoăn. Rõ ràng đây là hình ảnh trái ngược hẳn với người tử tù vĩ đại Hồ Chí Minh.

Hơn nữa, cái hay của câu thơ thứ ba là mọi đơn vị ngôn ngữ đều có quan hệ với nhau để tạo nên các biện pháp tu từ. Trong bảy tiếng thì “chinh nhân” và “chinh đồ” tạo nên phép điệp, tạo nên sự song hành ứng chiếu. Ba tiếng còn lại cho ta ngữ khí rất mạnh, rất khí thế, vì tất cả đều là thanh trắc. Câu thơ giàu ngữ khí ấy cho ta một hình tượng giàu tính lãng mạn. Ta không hề gặp người tù nào mà chỉ thấy “chinh nhân” Hồ Chí Minh mà thôi.

Câu thơ cuối đã hoàn chỉnh bức chân dung người chinh nhân thông qua hình tượng rất đẹp, rất hào hùng, rất lãng mạn.

“Nghênh diện thu phong trận trận hàn”

(Rát mặt đêm thu trận gió hàn)

Về phương diện nhật kí thì người ta cho rằng hai chữ “ngênh diện” nên hiểu là gió thu thổi vào mặt. Người ta cũng cho rằng không dại gì đối với thiên nhiên, nghênh đón trận gió thu mạnh vốn rất vô cảm. Đây là lí do tại sao bản dịch thơ viêt: “Rát mặt đêm thu trận gió hàn”.

Nhưng đối chiếu với nguyên tác, ta thấy hoàn toàn không có cảm nhận người chinh nhân tê tái trước gió thu, thì làm sao có việc “rát mặt” được. Người tù đi trong đêm nhưng cảm quan nghệ thuật của Bác thì không dêm chút nào. Với Bác chỉ có gió thu, chứ không có “đêm thu”. Có lẽ gây ấn tượng mạnh mẽ cho câu thơ và cả bài thơ chính là hai chữ “trận trận” được lặp đi lặp lại với ngữ khí hào hùng. Gió thu nổi lên hết trận này đến trận khác, đợt sau nhanh hơn, mạnh hơn, dữ dội hơn. Ấn tượng về cái rét dã tạo nên “trận trận hàn”.

Người “chinh nhân” đã tự coi mình như cánh chim bằng bay bay ngược mưa sa. Như vậy người “chinh nhân” đang đón đợi “nghênh diện” một cách thủ động và bình thản trước những trận gió thu ào ạt thổi tới. Câu thơ mang ý nghĩa ẩn dụ, nó tạo nên tư thế của một con người can trường bất chấp mọi khó khăn, gian khổ.

Trong những ngày đầu vào tù, Bác luôn phải vượt qua bao nhiêu những thử thách cay đắng. Có nhiều trang nhật kí đã trở thành người bạn, người thầy cho Bác tự khuyên mình vượt lên hoàn cảnh lao lung. Với chất thép gắn với ý chí kiên cường của một người chiến sĩ luôn vượt lên hoàn cảnh. Bác đã coi những gian khổ, lao lung kia không phải là sự hiểm nguy mà đó chính là thử thách mà mình phải vượt qua. Hồ Chí Minh đã đón nhận những ngọn gió thu rét vào mặt, làm bạn với thiên nhiên dữ tợn, khắc nghiệt, lấy những thử thách ấy để rèn luyện ý chí, dễ hoàn thiện chân dung đích thực của con người “chinh nhân”.

“Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”

Có lẽ cảm nhận được những lớp nghĩa sâu xa này, cho nên khi bình hai câu cuối của “Tào giải I” giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: tác phẩm có âm hưởng trầm hùng của hàng khúc trên đường. Đó là tiếng hát của người đi đày.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tào giải) của Hồ Chí Minh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Phân tích bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 11

    Xem thêm