Phân tích nỗi đau khổ của những em thơ trong bi kịch gia đình khi bố mẹ bỏ nhau

Văn mẫu lớp 7: Phân tích nỗi đau khổ của những em thơ trong bi kịch gia đình khi bố mẹ bỏ nhau dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê

Suốt đêm, hai anh em đều khóc. Thủy “nức nở, tức tưởi”-, em khóc nhiều nên hai bờ mi đã “sưng mọng lên”, cặp mắt đen trở nên “buồn thăm thẳm”.Thành phải “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to”, nước mắt “tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo”.

Buổi sáng sớm, hai anh em đi ra vườn. Thủy “lặng lẽ” đặt tay lên vai anh trai. Thành đã kéo em ngồi xuống và “khẽ vuốt lên mái tóc em”. Cuộc chia tay sắp diễn ra; cả hai anh em đều vô cùng đau khổ và cảm thấy cô đơn trước tai họa nặng nề đang “giáng xuống” đầu…

Bố đi đâu mãi không về. Đã mấy ngày rồi Thủy không được gặp bố. Chỉ còn vài tiếng nữa là em phải theo mẹ về quê ngoại. Em buồn, nước mắt ứa ra “xịu mặt xuống” nói trong đau đớn: “Sao bố mãi không về nhỉ”. Như vậy là em không được chào bố trước khi đi. Bố mẹ bỏ nhau, biết bao giờ em “được gặp lại bố?”. Tuổi thơ Thủy mất mát quá nhiều, quá lớn!

Cảnh Thủy trở lại lần cuối thăm trường lớp, chào từ biệt cô giáo và bạn học lớp 4B là một cảnh buồn tê tái. Thủy cô đơn “đứng nép vào một gốc cây trước lớp”. Thủy “cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường…”. Thủy đau khổ “bật lên khóc thút thít”. Cô giáo “sửng sốt” khi Thủy bước vào lớp. Cô “ôm chặt lấy em” và nói: “Cô thương em lắm”. Cả lớp “sững sở”, có tiếng khóc “thút thít”-, một số bạn thân bỏ chỗ ngồi chạy lên “nắm chặt lấy tay” Thủy khi nghe cô giáo thông báo cảnh ngộ thương tâm của em. Cô giáo “tái mặt”, cất tiếng than “Trời ơi ỉ”, rồi “nước mắt giàn giụa”. Cả lớp 4B “khóc mỗi lúc một to hơn” khi nghe Thủy nói: "… Em không được đi học nữa. Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Cha mẹ bỏ nhau, anh em ly tán, con cái, đứa thì phải xa bố, đứa thì phải xa mẹ. Đối với Thủy, em còn có nỗi đau buồn nào to lớn hơn? Em phải bỏ học giữa trang đời tuổi thơ. Thủy khóc, bạn học khóc, cô giáo khóc. Những dòng nước mắt ấy đã thể hiện một cách sâu sắc, chân thực, cảm động về nỗi đau buồn của em thơ trước cảnh gia đình tan vỡ, bố mẹ bỏ nhau.

Giây phút cuối cùng cuộc chia tay của Thành và Thủy diễn ra thật xúc động. Thủy “hôn gấp gáp” lên mặt con Vệ Sĩ và “thì thào” với nó. Thủy “khóc nấc lên”, nắm tay anh trai, dặn dò… Thành cũng “khóc nấc lên”. Người mẹ “vuốt tóc” đứa con trai… Thủy trèo lên xe, rồi bỗng “lại tụt xuống” đật con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ, căn dặn anh trai là “không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau”… Hai con búp bê đã không phải “chia tay” nhau, nhưng hai anh em Thành và Thủy thì mỗi người ở một phương trời xa cách. Thành nằm ngủ đã có con Vệ Sĩ gác, nhưng khi đá bóng, áo bị rách, ai vá cho? Nhìn “cái bóng nhỏ liêu xiêu” của em gái trèo lên xe, rồi chiếc xe phóng đi mất hút, Thành “mếu máo” và “đứng như chôn chân xuống đất”… Đó là tâm trạng của một em bé như mất hồn, cô đơn và bơ vơ không xiết kể.

Nỗi đau khổ của Thủy và Thành trước bi kịch gia đình được Khánh Hoài thể hiện qua nhiều chi tiết, tình tiết xúc động, trang văn chứa chan tình nhân đạo.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích nỗi đau khổ của những em thơ trong bi kịch gia đình khi bố mẹ bỏ nhau cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 38
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm