Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 22

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 22 bao gồm chi tiết các phần Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và đáp án án chi tiết cho mỗi phần giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 5 tuần 22. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 22

CHÍNH TẢ: Ôn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên người, tên địa lí Việt Nam)

Câu 1. Gạch dưới các danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí có trong đoạn văn sau:

Đền Đô được xây dựng từ thế kỉ XI, thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, quê hương của nhà Lý. Đền được dựng trên nền đất nơi vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn) đã đậu thuyền rồng khi trở lại thăm quê hương, sau khi lên ngôi. Khi vua Lý Thái Tổ băng hà, vua Lý Thái Tông đã cho sửa sang lại đền và chọn làm nơi thờ tự vua cha. Từ đó, đền Đô trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý, gồm có: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông.

Câu 2. Viết một số tên người, tên địa lí Việt Nam mà em biết:

a) Tên người (viết cả họ và tên):

- Tên của 3 vị anh hùng dân tộc có công xây dựng, bảo vệ Tổ quốc:

.....................................................................................................................................

b) Tên địa lí:

- Tên 3 con sông lớn ở 3 miền đất nước (Bắc, Trung, Nam): .....................................................................................................................................

- Tên 2 dãy núi hay hồ nước nổi tiếng của đất nước:

.....................................................................................................................................

- Tên xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi em đang ở:

.....................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1): Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Câu 1. Dùng 2 dấu // ngăn cách vế câu chỉ điều kiện hoặc giả thiết với vế câu chỉ kết quả ; gạch dưới quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu.

a) Hễ có mưa xuân là cây cối trong vườn lại bột ra những chồi non.

b) Nếu như bạn ấy ham học thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng.

c) Giá như nó biết bơi thì nó đã cứu được em bé ấy.

Câu 2. Điền quan hệ từ thích hợp vói mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:

a) ........... những người ấy quá chủ quan ........... họ bị mất cắp.

b) ........... anh ta không đua xe trái phép ........... đâu có bị tai nạn khủng khiếp như thế.

c) ........... một bờ kinh nào đó bị bom thù làm loang lổ ........... từ đâu đó, hình ảnh dòng kinh, hình ảnh những dòng sông mang nặng phù sa vẫn như rì rào mát lạnh dưới chân ta.

Theo Nguyễn Thi

Câu 3. Viết thêm một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:

a) Giá như có chiếc áo mới hơn ..................................................................................

b) ....................................................................... thì nó đã làm được bài tập khó này.

c) ............................................................................... nếu như anh ta không vượt ẩu.

TẬP LÀM VĂN (1): Ôn tập văn kể chuyện

Đọc câu chuyện sau và làm bài tập hoặc trả lời câu hỏi:

BA CÔ GÁI

Ngày xưa, có một bà mẹ sinh được ba cô gái xinh đẹp như mặt trăng. Bà phải làm lụng vất vả mới nuôi nổi con. Lớn lên, các con đều đi lấy chồng xa.

Năm đó, bà mẹ ốm nặng. Bà nhờ Sóc Nâu đến báo tin cho các con bà biết.

Biết tin mẹ ốm, người con cả thở dài nói:

- Ôi! Chị muốn về ngay, nhưng chị còn phải cọ sạch hai cái chậu này đã.

Sóc Nâu giận dữ kêu lên: “Cọ hai cái chậu này đã! Vậy thì chị cứ ở trong hai cái chậu ấy mà cọ suốt đời nhé!” Vừa dứt lời, hai cái chậu đã úp chụp lấy cô chị cả. Cô ta hoá thành con rùa.

Sóc Nâu lại đến nhà người con gái thứ hai. Cô này nói:

- Chị còn phải dệt vải để đem đi chợ bán!

- Vậy thì chị sẽ dệt vải suốt đời nhé!

Sóc Nâu vừa dứt lời, cô ta biến ngay thành con nhện.

Khi Sóc Nâu đến nhà người con gái út thì cô này đang nhào bột. Không kịp nói một lời, không kịp ra rửa tay, cô vội vàng chạy về thăm mẹ. Sóc Nâu âu yếm nói:

- Chị và con cháu chị sẽ được mọi người yêu mến!

Đúng như lời chúc, cô gái út sống rất lâu, được mọi người yêu mến và khi chết cô biến thành con ong. Suốt mùa hè, ong đi hút mật. Đến mùa đông giá lạnh, ong yên tâm ở trong tổ ấm áp, đây mật thơm ngon.

Truyện cổ Péc-ta Phương Trâm kể

Câu 1. Từ câu chuyện trên, em hãy điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn trả lời cho câu hỏi “Thế nào là kể chuyện?” (đã học ở lớp 4):

Kể chuyện là kể lại một chuỗi .............................. có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số ............................................... Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ..................................................... .

Câu 2. Câu chuyện Ba cô gái gồm có những nhân vật nào?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 3. Biết tin mẹ ốm nặng, cô con gái út đang nhào bột “Không kịp nói một lời, không kịp ra rửa tay, cô vội vàng chạy về thăm mẹ”, hành động đó nói lên tính cách gì của cô út? .....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 4. Lời nói của cô chị cả và cô chị thứ hai cho em biết hai cô là người thế nào? .....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 5. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét dưới đây về văn kể chuyện đã học ở lớp 4:

Trong vãn kể chuyện, .........................., .........................., ...................... của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2): Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Câu 1. Tìm trong câu chuyện vui dưới đây một câu ghép và chép lại vào dòng trống ; cho biết 2 vế của câu ghép đó nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào?

ĐỨA BÉ NGOAN

Một cậu bé 4 tuổi tiến đến gần một phụ nữ mang bầu khi chờ mẹ cậu đi khám bác sĩ. Cậu bé tò mò hỏi:

- Cô ơi, sao bụng cô to thế?

- À, cô đang có em bé. - Người phụ nữ trả lời.

Cậu bé tròn xoe mắt ngạc nhiên:

- Em bé đang ở trong bụng cô à?.

- Chắc chắn là như vậy rồi.

- Nó có phải là đứa bé ngoan không cô? – Cậu bé hỏi tiếp.

- Ồ, dĩ nhiên rồi. Em bé không chỉ ngoan mà còn rất xinh đẹp cháu ạ!

Cậu bé lại càng ngạc nhiên hơn:

- Thế thì tại sao cô lại nuốt em vào bụng???

Theo Học trò cười

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ ý tương phản giữa 2 vế câu ghép:

a) Dù đường đến trường còn khó đi nhưng các bạn ở bản xa vẫn đến lớp đều đặn.

b) Những ngọn lửa hung dữ đã bốc cao nhưng những ngưòi lính cứu hoả vẫn lao vào dập lửa.

c) Sẻ già lao xuống cứu con mặc dù nó biết rõ có thể chết.

Câu 3. Hoàn chỉnh các câu dưới đây bằng cách thêm vế câu chỉ ý tương phản:

a) Dù nắng chang chang .............................................................................................

b) ............................................. nhưng đêm nào các chú dân phòng cũng đi tuần tra.

TẬP LÀM VĂN (2): Kể chuyện

(Chuẩn bị kiểm tra)

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

CHIẾC ÁO MỚI

Lan bước vào lớp với chiếc áo trắng rách. Thấy vậy, Thắng ngó vào chiếc áo rách của Lan rồi la lên:

- A, tụi bay ơi, cái Lan mạc áo rách đến lớp kìa.

- Đâu, đâu? - Thằng Đức chen vào - ôi trời, lớp phó học tập mà lại mặc áo rách à?

Các bọn đổ dồn ánh mắt lại khiến Lan đỏ bừng mặt. Nó cố bước nhanh về chỗ ngồi của mình và bật khóc. Tụi bạn tản dần, một vài ánh mắt nhìn Lan đầy thương cảm.

Tan học, về đến nhà, Lan vội vá lại chiếc áo rách. Tội nghiệp, cô bé đâu dám xin tiền má để may áo mới. Suốt ngày má đi bán trái cây, lo cơm ăn chưa đủ, lại phải lo tiền học cho ba chị em Lan.

Hôm sau, Lan không dám đến lớp. Buổi sáng ấy sao mà dài và buồn. Nhưng chỉ đến chiều đã có tiếng gõ cửa. Vừa mở cửa, Lan thấy Duyên và mấy bạn cùng lớp đã đứng ngay trước cửa với nụ cười rất tươi:

- Má Lan đi chợ chưa về à?

- Ừ, chiều tối má mình mới về.

- Lan à, lớp trích tiền quỹ mua tặng bạn món quà này, bạn nhận lấy đi. Mai đợi mình cùng đi học với nhé!

Các bạn và Duyên đi rồi, Lan mới run run mở gói quà... “Trời, chiếc áo mới tinh. À, có cả thư nữa này”. Lan cầm lấy bức thư, nét chữ nghiêng nghiêng của cô chủ nhiệm:

Em Lan!

Cô biết các bạn đối xử với em như vậy là không tốt. Nhưng khi nghe Duyên kể về em, các bạn rất hối hận, nhất là Thắng và Đức. Cả lớp đã nhất trí tặng em món quà nhỏ. Em nhận lấy, đó là tình cảm của cả lớp.

Theo Trần Như Ánh

Câu 1. Câu chuyện mở đầu bằng sự việc gì?

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 2. Tóm tắt các sự việc diễn ra đối với Lan (nhân vật chính) sau khi tan học về nhà.

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 3. Câu chuyện kết thúc thế nào (sau khi Lan đọc xong bức thư)?

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 4. Câu chuyện nói lên điều gì có ý nghĩa?

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 5*. Theo em, vì sao câu chuyện khiến người đọc cảm động?

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

...............................................................................................................................…

Đáp án bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 22

Chính tả: Ôn tập về quy tắc viết hoa (Viết tên người, tên địa lí Việt Nam)

Câu 1. (đền) Đô, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Lý Thái Tổ, Lý Công uẩn, Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông (đền) Đô (nhà) Lý, Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông.

Câu 2. Ví dụ:

a) Anh hùng dân tộc: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi; nhà khoa học, nghệ sĩ, doanh nhân: Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn.

b) Tên địa lí: 3 dòng sông lớn ở 3 miền Bắc, Trung, Nam: (sông) Hồng, (sông) Hương, (sông) Mê Công; 2 dãy (ngọn) núi hay hồ nước nổi tiếng: (núi) Trường Sơn, (hồ) Hoàn Kiếm.

Địa danh nơi em đang ở: (xã) Vân Canh, (huyện) Hoài Đức, (thành phố) Hà Nội.

Luyện từ và câu (1): Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Câu 1. a) Hễ có mưa xuân // là cây cối trong vườn lại bật ra những chồi non. b) Nếu như bạn ấy ham học thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, c) Giá như nó biết bơi thì nó đã cứu được em bé ấy.

Câu 2.

a) Vì...nên.... ;

b) Nếu...thì... ;

c) Nếu như ... thì...

Câu 3. a) Giá như có chiếc áo mới hơn thì tôi sẽ đem tặng các bạn nhỏ vùng lũ ; b) Nếu nó chịu suy nghĩ thì nó đã làm được bài tập khó này ; c) Anh ta sẽ không bị tai nạn giao thông nếu như anh ta không vượt ẩu.

Tập làm văn (1): Ôn tập văn kể chuyện

1. Điền từ ngữ thích hợp: Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

2. Câu chuyện Ba cô gái có các nhân vật: bà mẹ, ba cô con gái (cô chị cả, cô thứ hai, cô út), Sóc Nâu.

3. Hành động “Không kịp nói một lời, không kịp ra rửa tay, cô vội vàng chạy về thăm mẹ” nói lên cô út rất yêu thương và quan tâm đến mẹ.

4. Lời nói của cô chị cả và cô chị thứ hai cho biết hai cô là người chỉ nghĩ đến bản thân mình, chưa quan tâm đến mẹ và yêu quý mẹ.

5. Trong văn kể chuyện, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.

Luyện từ và câu (2): Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

1. Câu ghép: Em bé không chỉ ngoan mà còn rất xinh đẹp cháu ạ! (chủ ngữ ở vế thứ hai - ”em bé” - được tỉnh lược); cặp từ chỉ quan hệ: không chỉ ...mà còn ...

2. a) Dù ... nhưng ...; b) Mặc dù ... nhưng ; c) mặc dù.

3. a) Dù nắng chang chang nhưng mẹ vẫn xuống đồng đi cấy ; b) Mặc dù nhiệt độ xuống dưới 10 độ nhưng đêm nào các chú dân phòng cũng đi tuần tra.

Tập làm văn (2): Kể chuyện

(Chuẩn bị kiểm tra)

1. Câu chuyện mở đầu bằng sự việc: Lan (lớp phó học tập) mặc chiếc áo trắng bị rách đến lớp.

2. Tóm tắt: Lan vội vá lại chiếc áo rách -> (Hôm sau), Lan không dám đến lớp -> (Đến chiều), Duyên và mấy bạn cùng lớp đến thăm và tặng quà cho Lan -> Lan mở gói quà, ngạc nhiên khi thấy “chiếc áo mới tinh ”, cảm động khi đọc bức thư của cô chủ nhiệm.

3. Câu chuyện kết thúc: Lan thấy yêu tập thể lớp, yêu cô giáo chủ nhiệm, hào hứng soạn sách vở, làm bài để sáng mai đến lớp.

4. Câu chuyện nói lên: Tình cảm thân ái, sự cảm thông và chia sẻ của bạn bè, thấy cô đã có tác dụng động viên, khích lệ bạn Lan vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tập tốt.

5*. Câu chuyện khiến người đọc cảm động vì nó chân thật, hồn nhiên và thấm đượm tình cảm bạn bè, thầy trò trong sáng, đẹp đẽ.

>> Tham khảo chi tiết: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5: Tuần 22

Trên đây là toàn bộ bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 - Tuần 22. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục.

Đánh giá bài viết
38 8.979
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

    Xem thêm