Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 21

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 21 bao gồm chi tiết các phần Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và đáp án án chi tiết cho mỗi phần giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 5 tuần 21. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 21

CHÍNH TẢ: Phân biệt âm đầu r / d / gi, âm chính o / ô ; dấu hỏi / dấu ngã

Câu 1. Chọn r, d hoặc gi điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ

...ối như tơ vò

Ruột để ngoài ...a

Rào ....ậu ngăn sân

Hai năm ....õ mười

Rau ....à cá ươn

 

....ở trăng, ....ở đèn ....

ồng bay phượng múa

Dầm mưa ....ãi nắng

....ấy trắng mực đen

Dai như .....ẻ rách

Câu 2. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã điền vào mỗi chữ gạch chân trong các câu tục ngữ, ca dao:

- Tốt hơn tốt nước sơn.

- Thuận vợ thuận chồng, tát Biên Đông cung can.

- Chớ thấy sóng canga tay chèo.

- Đèn khoe đèn to hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng hơi đèn ?

- Người thanh tiếng nói cung thanh

Chuông kêu khe đánh bên thành cung kêu.

Câu 3. Đặt câu có từ:

a) Chứa tiếng mang thanh hỏi: .................................................................................

.....................................................................................................................................

 

b) Chứa tiếng mang thanh ngã: ................................................................................

.....................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1): Mở rộng vốn từ Công dân

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

Tiến sĩ Noóc-man Boóc-lăng đã dành trọn cuộc đời vào nỗ lực cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho hàng trăm triệu người nông dân nghèo khổ trên hành tinh. Cuộc “Cách mạng Xanh” do ông khởi xướng đã khiến sản lượng lương thực thế giới tăng. Giới chuyên gia cho rằng, không có “Cách mạng Xanh” chắc chắn nhân loại sẽ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, ông nói: “Chúng ta vẫn có rất nhiều người nghèo đói và đáng thương. Tình trạng đó khiến thế giới trở nên bất ổn. Chúng ta không được phép quên nỗi thống khổ của đồng loại”, ông đã làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Theo VnExpress.net

a) Viết lại những từ ngữ chỉ người.

.....................................................................................................................................

b) Viết lại những từ ngữ nói về tình trạng thiếu lương thực và hậu quả của nó đối với nhân loại.

.....................................................................................................................................

c) Dựa vào ý trong bài, viết 1-2 câu văn nói về đóng góp của ông Noóc-man Boóc-lăng vào việc giải quyết nạn đói của nhân loại.

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 2. Hãy viết hoặc sưu tầm một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói về công việc hoặc đời sống của người làm nghề nào đó (nông dân, công nhân, thầy thuốc,...), trong đó có ít nhất một câu ghép dùng quan hệ từ để nối các vế câu.

TẬP LÀM VĂN (1): Lập chương trình hoạt động

Lập chương trình (vắn tắt) cho một trong các hoạt động gợi ý dưới đây hoặc một hoạt động khác mà trường, lớp em dự kiến tổ chức:

1. Thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu. (Hoặc: Thi tìm hiểu về tấm gương của các anh hùng, liệt sĩ ở lứa tuổi thiếu niên).

2. Đi tìm “Địa chỉ đỏ” hoặc giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng ở địa phương.

3. Quyên góp, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp (trường) hoặc ở các vùng sâu, vùng xa của đất nước.

Chương trình ................................................................

.......................................................................................

1. MỤC ĐÍCH

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

2. PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2): Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Câu 1. Thêm vào chỗ trống một vế câu và quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả.

a) Nhờ các chị lao công đêm đêm quét rác .................................................................

b) Tại nó thường xuyên quên vở ................................................................................

c) .......................................................... nên cuộc sống của gia đình bác đã khá hơn.

d ) ....................................................................... mà bọn ấy đã giành được giải nhất.

Câu 2. Dựa vào cấu tạo mỗi câu ghép ở bài tập 1, hãy tạo ra câu ghép có nội dung khác.

Câu 3*. Câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Tại sao.

Hai chú cháu tôi đi theo những người kéo thuyền chở cát cởi trần, mặc quần đùi, bắp tay bắp chân nổi cơ và các dây gân chằng như dây thừng.

Theo Sương Nguyệt Minh

TẬP LÀM VĂN (2): Tả người

(Luyện tập sau kiểm tra)

Câu 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả trong đoạn văn rồi chữa lại vào cột bên cạnh:

Tối hôm ấy, em được mẹ đưa đi sem biểu diễn ca nhạc ở Cung Văn hoá Hĩu nghị. Đến giờ mở màn, em thấy một cô gái bước ra sân khấu cúi chào khán dả. Đèn màu bật sáng đủ màu xắc, tiếng nhạc vang lên, buổi biểu diễn bắt đầu.

 

............................

............................

............................

............................

Câu 2. Gạch dưới 3 từ dùng sai trong đoạn văn rồi chữa lại vào cột bên cạnh:

Từ miệng cô ca sĩ, nụ cười rực rỡ luôn xuất hiện. Tiếng hát của cô sâu sắc. Đôi mát cô nhắm lại như đang tung hồn vào không gian xa xôi.

 

 

............................

............................

............................

Câu 3. Viết lại các câu văn dưới đây cho sinh động bằng cách dùng từ ngữ gợi tả, phép so sánh:

a) Giọng hát của ca sĩ Anh Thơ rất hay.

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

b*) Ca sĩ Trọng Tấn vừa hát bài "Việt Nam quê hương tôi" vừa diễn tả các động tác.

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Đáp án bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 21

Chính tả: Phân biệt âm đầu r / d / gi; âm chính o / ô ; dấu hỏi / dấu ngã

Câu 1. Rối như tơ vò ; Dở trăng dở đèn ; Ruột để ngoài da ; Rồng bay phượng múa ; Rào giậu ngăn sân ; Dầm mưa dãi nắng ; Hai năm rõ mười; Giấy trắng mực đen ; Rau già cá ươn ; Dai như giẻ rách.

Câu 2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ; Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn ;

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo ; Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng, Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ? Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Câu 3. Ví dụ:

– Bác Minh là một người giỏi giang, tháo vát.

– Ai cũng khen bé Quỳnh ngoan ngoãn.

Luyện từ và câu (1): Mở rộng vốn từ Công dân

Câu 1. a) tiến sĩ, nông dân, chuyên gia, nhân loại; b) nghèo đói, bất ổn, thống khổ ;

a) Cuộc “Cách mạng Xanh” do ông Noóc-man khởi xưởng đã khiến sản lượng lương thực thế giới tăng. Không có “Cách mạng Xanh” chắc chắn nhân loại sẽ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Câu 2. Tham khảo: Đối với nhà sinh vật học, con bò sữa là một động vật nhai lại. Dưới con mắt của khách du ngoạn, nó là một con vật làm phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp khi trước thảm cỏ xanh nó ngẩng cái mõm đen nhánh ưới đẫm sương lên. Với trẻ em thành thị, nó là nguồn cung cấp cà phê sữa và phó mát đánh kem. Nhưng đối với người nông dân, con bò sữa còn quý báu hơn nhiều. Dù nhà nghèo xác xơ, con cái đông đến đâu, nếu có một con bò sữa ở trong chuồng là không sợ đói. Chỉ một cái thừng hay một sợi dây cuốn trên sừng thôi, một em bé cũng có thể chăn cho nó ăn ở dọc đường có cỏ mọc. Thế là chiều đến, cả nhà có bơ nấu xúp, có sữa để ăn với khoai tây. Cả nhà, bố mẹ, con cái đều sống nhờ vào con bò sữa. (Theo Héc-tô Ma-lô)

Tập làm văn (1): Lập chương trình hoạt động

QUYÊN GÓP ỦNG HỘ CÁC BẠN HỌC SINH NGHÈO Ở VÙNG SÂU, VÙNG XA

1. Mục đích: Quyên góp tiền, sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, đồ chơi,… để ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng sâu, vùng xa của đất nước.

2. Phân công chuẩn bị

a) Ra thông báo gửi toàn Liên đội về hoạt động quyên góp (nêu mục đích, hình thức, thời gian và địa điểm thực hiện…).

b) Chuẩn bị cho cuộc quyên góp:

– Địa điểm: Hội trường của trường ; Thời gian: Chiều thứ sáu, ngày 10-2

– Sắp xếp lại bàn ghế để cả liên đội ngồi đủ.

– Chuẩn bị hòm đựng tiền (có niêm phong, có khe bỏ tiền), hòm đựng sách vở, đồ dùng, quần áo (để mở).

– Mời thầy hiệu trưởng nói lời mở đầu buổi quyên góp.

– Chỉ định một bạn trong ban chỉ huy liên đội điều hành cuộc quyên góp.

3. Chương trình cụ thể

– Tập hợp các đội tại hội trường.

– Phát biểu mở đầu cuộc quyên góp của thầy hiệu trưởng.

– Lần lượt các thầy giáo, cô giáo, các bạn tham gia quyên góp.

– Kiểm kê, đóng gói, lập biên bản báo cáo kết quả cuộc quyên góp.

Luyện từ và câu (2): Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

1. Ví dụ: a) Nhờ các chị lao công đêm đêm quét rác nên sáng ra, đường phố như thay bộ mặt mới; b) Tại nó thường xuyên quên vở nên việc ghi chép bài không được đầy đủ ; c) Do bác Hùng đã tìm được việc làm nên cuộc sống của gia đình bác đã khá hơn ; d) Nhờ ôn tập tốt mà bạn ấy đã giành được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.

2. Ví dụ: a) Nhờ ban quản lí bố trí người và phao cứu hộ ngoài bãi tắm nên du khách đến bãi tắm này đông hơn. b) Tại nó hay phóng xe quá nhanh nên hay bị tai nạn.

3*. Câu đơn. Bởi vì bộ phận “những người kéo thuyền chở cát cởi trần, mặc quần đùi, bắp tay bắp chân nổi cơ và các dây gân chằng như dây thừng” chỉ là một cụm từ bổ sung ý nghĩa cho từ “đi theo” làm vị ngữ chính của câu. (Vị ngữ của cả câu bắt đầu từ chỗ “đi theo”).

Tập làm văn (2): Tả người

(Luyện tập sau kiểm tra)

1. Chữ viết sai chính tả: sem, Hĩu nghị, khán dả, màu xắc. Chữa lại: xem, Hữu Nghị, khán giả, màu sắc.

2. Từ dùng sai: nụ cười rực rỡ, (tiếng hát) sâu sắc, tung hồn..Chữa lại: nụ cười tươi tắn, tiếng hát trong sáng, thả hồn.

3. Gợi ý viết lại:

a) Giọng hát của ca sĩ Anh Thơ trong sáng, dạt dào tình cảm, phơi phới như cánh chim tung tăng trên trời cao.

b*) Ca sĩ Trọng Tấn vừa hát bài “Việt Nam quê hương tôi” vừa diễn tả các động tác phù họp với cảm xúc: lúc đưa tay giang rộng như ôm lấy biển xanh, lúc đưa lên trái tim như bày tỏ tình yêu đất nước mênh mông vô bờ bến.

>> Xem thêm: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5: Tuần 21

Trên đây là toàn bộ bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 - Tuần 21. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
13 5.521
Sắp xếp theo

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

Xem thêm