Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

3
3 Câu trả lời
  • Bon
    Bon

    Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

    - Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

    - Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

    Ngoài Nam quốc sơn hà, tai tác phẩm sau này cũng được coi là bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 21/10/21
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      - Tuyên ngôn độc lập là bản lời tuyên bố chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc.

      - Nội dung của bản tuyên ngôn độc lập trong bài thơ được thể hiện qua các chi tiết:

      “Nam quốc Sơn Hà, Nam đế cư

      Tiệt nhiên địn phận tại thiên thư”

      => Xác định danh giới lãnh thổ (nước Nam), đó là nơi định cư, sinh sống của con dân Việt Nam, và có nền chính trị riêng với sự đứng đầu của Vua (Nam đế cư)

      => Việc phân chia ranh giới, địa phận đã được định sẵn theo tạo hóa, và không thể chối cãi.

      Trả lời hay
      3 Trả lời 21/10/21
      • Song Ngư
        Song Ngư

        - Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.

        - Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:

        + Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu): Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.

        + Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau): Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lời khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

        Trả lời hay
        1 Trả lời 21/10/21

        Văn học

        Xem thêm