Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ về trò chơi điện tử và trò chơi dân gian với học sinh

Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về trò chơi điện tử và trò chơi dân gian với học sinh dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Trình bày suy nghĩ về trò chơi điện tử và trò chơi dân gian với học sinh

Giữa những bộn bề, tấp nập của cuộc sống lòng ta chợt nhớ về tuổi thơ, những năm tháng gắn liền với lời ru câu hát, với tiếng bà ẩu ơ, với vòng tay mẹ ấm áp. Đôi lúc, ta thiết tha có được “một vé đi tuổi thơ”. Ta thèm trở về nơi mà điều khó nhất phải làm là quyết định xem bây giờ sẽ chơi trò gì. Đến nay, việc chơi gì không chỉ khiến con trẻ bận tâm mà còn làm người lớn phải suy nghĩ rất! nhiều. Bàn về vấn đề này, có người cho rằng: “Chỉ trò chơi điện tử mới phù hợp với trẻ em thời nay”. Nhưng người khác lại nói: “Chỉ trò chơi dân gian môi phù hợp với trẻ em dù chúng sống ở thời nào”.

Những trò chơi của tuổi thơ, tưởng chừng chỉ là những điều nhỏ bé, những thú vui giải trí bình thường nhưng lại góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển của mỗi cá nhân. Chẳng ai biết trò chơi dân gian có tự bao giờ, ta chỉ biết đó là những trò chơi được trẻ em và người lớn cùng sáng tạo trong dân gian, đem lại niềm vui và tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ. Đó cũng là một loại hình hoạt động văn hóa dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác. Những trò chơi này thường giản đơn, dễ chơi và dễ hòa nhập. Ở đâu ta cũng có thể tổ chức trò chơi dân gian phù hợp, dù là khoảng sân trước nhà, là bãi cỏ trong công viên hay sân trường rộng mở. Ngược lại, trò chơi điện tử được lập trình sẵn và được tạo ra, được sử dụng trên những thiết bị thông minh trong thời hiện đại. Trò chơi điện tử xuất hiện lần đầu vào những năm 1950 tại Mĩ, trong khi đó, trò chơi dân gian đã xuất hiện cùng tuổi thơ của nhân loại.

Nhưng thời gian không phải là tiêu chí đánh giá trò chơi nào tốt. Dù ra đời sau hay trước, mỗi loại đều có những ý nghĩa quan trọng riêng. Chúng đều đem lại cho tuổi thơ con người những tiếng cười, sự hiểu biết và gợi mở về thế giới rộng lớn bên ngoài một cách tự nhiên. Bởi vậy, sự tuyệt đối hóa loại trò chơi nào cũng dễ rơi vào những cách nhìn nhận cực đoan. “Công nghệ” hay “dân gian” chỉ là những phương thức khác nhau, những công cụ khác nhau, ra đời trong những thời đại khác nhau và đểu đáng được trân trọng ở những khía cạnh tích cực. Nếu biết cách sử dụng, biết cách lựa chọn chúng sẽ đem lại hiệu quả tốt lành. Ngược lại, chúng sẽ gây hậu quả tiêu cực hoặc phá vỡ thế giới tuổi thơ.

Trò chơi điện tử, là cuộc đấu trí, cuộc rượt đuổi giữa người chơi và “bộ óc” của máy được cài đặt những chương trình được xử lý từ trước. Trò chơi điện tử có thể chia làm bốn loại dựa trên mối quan hệ tương tác. Các trò chơi “offline” không có sự tương tác giữa những người chơi hay với máy chủ, người ta có thể tải về máy và chơi bất cứ lúc nào. Ngược lại, nhiều trò chơi có cả hai yếu tố tương tác này như Đế chế, Liên minh huyền thoại, Gunny,… Ở khía cạnh tích cực, đầy là phương tiện khá thú vị và hiệu quả để rèn luyện trí thông minh, tập luyện phản xạ nhanh trong những tình huống khác nhau. Thử tưởng tượng trong trò chơi Nấm Mario, nếu không kịp thời nhảy lên khi gặp nấm, khi tránh rùa ta sẽ “mất mạng” chơi và Mario không thể đến tòa lâu đài giải cứu công chúa. Không chỉ thế, trò chơi điện tử được thiết kế chuyên nghiệp với những cảnh trí và màu sắc sinh động kèm theo âm thanh chân thực càng làm cho cuộc chơi thêm li kì, hấp dẫn. Những ảo ảnh này đồng thời cũng là yếu tố kích thích trí tưởng tượng của người chơi. Xuất hiện sau trò chơi dân gian hàng 11 nghìn trang sử, trò chơi điện tử là một phát minh của con người thời hiện đại và phù hợp với điều kiện sống thời nay. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, người ta còn lồng ghép các nội dung giáo dục vào trò chơi điện tử như một phương pháp mới nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Dễ nhận thấy nhất là các trò chơi điện tử của tập đoàn IBM trong chương trình Kidsmart khi mỗi trò chơi thực sự là một bài học. Và ngược lại, bên cạnh những mặt tích cực nói trên, trò chơi điện tử cũng có mặt trái của nó. Tác hại đầu tiên là việc ảnh hưởng tới sức khỏe khi nhiều bạn học sinh ngồi liền hàng giờ, hàng ngày khiến thần kinh mệt mỏi, giảm thị lực,…

Nhiều người quá say mê dẫn tới nghiện game, sao nhãng học hành, tự tách mình khỏi bạn bè, vùi đầu vào thế giới ảo. Hàng ngày đọc báo, ta không khỏi đau xót khi thấy nhiều bạn vì thiếu tiền chơi mà trộm cắp, cướp giật, trấn lột của người khác. Ta bàng hoàng khi các vụ thảm sát diễn ra ngày một nhiều mà tuổi đời của hung thủ lại ngày càng trẻ. Việc tiếp xúc với các trò chơi điện tử bạo lực với những thân người đầy máu, những hình nhân quái dị, những xác chết ngổn ngang, những vũng máu đỏ lòm đã khiến người chơi dẩn quen và trở nên vô cảm. Nguy hiểm hơn, nhiều người chơi cảm thấy phấn khích khi tiêu diệt được đối thủ, thấy sung sướng khi thấy hình ảnh đối thủ trúng đạn hoặc đao kiếm của mình. Những hình ảnh bạo lực khi ăn sâu vào tiềm thức đã để lại những hậu họa khó lường. Ngay cả khi đó là một game xây hòn đảo trong mơ như Pirate Kings cũng có thể khiến bạn bè xích mích. Chắc hẳn bạn sẽ thấy buồn và tiếc cho tình bạn của hai nữ sinh chỉ vì trò chơi mà kết thúc với bức thư đầy lời lẽ xúc phạm. Rồi đây, chúng ta nên tự hào vì cách đây gần chục năm đã có một lớp cai nghiện game Online thành công hay xót xa vì đến nay, lớp học ấy đã phát triển thành một ngôi trường?

trò chơi dân gianDù là trò chơi dân gian hay trò chơi công nghệ, mục đích cuối cùng phải là đem lại tiếng cười và giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh!

Quay về với trò chơi dân gian, ta cũng dễ dàng thấy được những ưu điểm của chúng. Có rất nhiều loại trò chơi dân gian cho chúng ta lựa chọn.Đó là những trò chơi vận động mà người chơi được chạy nhảy, lộn vòng và không khí vui tươi như: dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, lia bơ… Đó còn là những trò chơi phát triển trí tuệ, người chơi phải quan sát và tính toán những nước đi cho thật chuẩn xác mà “ô ăn quan” là ví dụ điển hình. Hay còn có những trò chơi mô phỏng mà ở đó người chơi được nhập vai, hóa thân trong các mối quan hệ xã hội. Nằm trong nhóm này, trò chơi “múa rối” ngày nay còn được công nhận là di sản văn hóa. Loại trò chơi dân gian cuối cùng là trò chơi sáng tạo. Ở đó, người chơi không chỉ thỏa sức tưởng tượng mà còn làm nên những đồ chơi đẹp mắt từ đôi bàn tay khéo léo những con trâu từ chiếc lá, những con cào cào từ lá dừa hay chong chóng tre, vòng cổ kết từ hoa ngũ sắc, súng bốp từ bẹ chuối,… Tất cả hình ảnh ấy đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Trò chơi dân gian gắn liền với những bài đồng dao, những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu. Tuổi thơ ai không lớn lên từ những lần mẹ dắt tay trên đường, miệng chúm chím đọc vang: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi/ Đến cổng nhà trời… Hay những chiều hè, bạn bè ngồi bên nhau duỗi thẳng chân đọc “Nu na nu nống”. Đó là những bài đồng dao nuôi dưỡng tuổi thơ, trau dồi vốn từ và giúp cho ngôn ngữ của chúng ta thêm phong phú. Tiềm tàng trong đó là cả một nền văn hóa mà mãi sau này, ngay cả khi lớn chúng ta cũng chưa thể khám phá hết.

Cùng với ngôn ngữ, trò chơi dân gian còn góp phần phát triển nhiều giác quan khác, giúp người chơi được trải nghiệm và phản xạ nhanh trước thực tế: sự nhanh nhạy của đôi chân trong mỗi lần chơi “mèo đuổi chuột”hay “Rồng rắn lên mây”, sự khéo léo của đôi tay sau mỗi lần chơi chắt, chơi chuyền, bắn bi, đánh đáo,… Khả năng phán đoán khi chơi “hoa quả cốc đẩu” Ta còn nhớ mãi nhà vua Đinh Bộ Lĩnh từ nhỏ đã thích chơi đánh trận giả và khi lớn lên lập chiến công dẹp loạn 12 sứ quân… Hơn nữa, khi sợi dây gắn kết giữa người và người ngày càng lỏng lẻo thì trò chơi dân gian là sợi dây kết nối ; đưa người chơi lại gần nhau hơn, có không gian và thời gian giao tiếp, cùng chơi đùa, cùng tạo dựng những kỉ niệm đẹp mà tin chắc rằng, đến mãi sau này đó vẫn là hành trang quý báu trong cuộc đời mỗi người.

Tuy nhiên, nhiều điều kiện khách quan trong cuộc sống hiện đại không còn phù hợp với trò chơi dân gian như không gian chật chội, thời gian hạn hẹp, sự thiếu an toàn trong đời sống xã hội khiến các bậc cha mẹ không thể không đề phòng…

Tóm lại, chỉ khi nhìn nhận hai loại trò chơi với tất cả những ưu điểm và hạn chế của chúng, ta mới có thể lựa chọn những trò chơi phù hợp trong từng hoàn cảnh, từng không gian, từng thời điểm… Không chỉ các bậc phụ huynh, các cơ sở giáo dục mà các nhà quản lý văn hóa, các nhà quản trị mạng và các cơ quan nhà nước cũng cần chú ý đến nội dung và hoạt động của các loại hình trò chơi bởi “Trẻ em hôm nay” là “thế giới ngày mai”.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Suy nghĩ về trò chơi điện tử và trò chơi dân gian với học sinh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm