Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này?
1. Quang hợp là gì?
Quang hợp còn được gọi với tên là quá trình quang tổng hợp. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
Năng lượng sử dụng trong quá trình quang hợp là quang năng (năng lượng từ bức xạ ánh sáng mặt trời nhìn thấy được trong khoảng 380-750 nm)
2. Vai trò của quang hợp là gì?
Quá trình quang hợp đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật trên Trái đất, đặc biệt là quá trình quang hợp ở cây xanh, tạo ra khí Oxy – là nguồn sống của hầu hết các sinh vật. Dưới đây là 3 vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật.
Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và chế tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người.
Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.
Điều hòa không khí: quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.
3. Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này
Sở dĩ thực vật có khả năng quang hợp mà động vật thì không là bởi tế bào của chúng sở hữu bào quan lục lạp. Ở thực vật, quá trình quang hợp được là nhờ chất diệp lục (chlorophyll) có trong lục lạp. Lục lạp là nơi chứa chất diệp lục, bào quan này giữ nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp.
Thực vật quang hợp nhờ vào chất diệp lục có trong hệ sắc tố quang hợp ở lá cây cùng với Carotenoit. Bề mặt lá hấp thụ ánh sáng mặt trời giúp các sắc tố diệp lục hấp thụ được năng lượng và thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh. Hệ sắc tố quang hợp của lá gồm có 2 thành phần chính là diệp lục và carotenoit.
Ở nhóm tảo và thực vật thủy sinh thì có thêm sắc tố phụ phycobilin. Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng đối với tảo và thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ ánh sáng trong vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).
4. Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng quang hợp
Bên ngoài của lá:
Lá cây khi tham gia quang hợp sẽ có diện tích bề mặt lớn để có thể dễ dàng hấp thụ các tia sáng.
Bên cạnh đó thì phiến là mỏng rất thuận tiện cho việc hấp thụ và thải ra cách dễ dàng.
Ngoài ra thì trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng để khí CO2 có thể dễ dàng khuếch tán đến lục lạp.
Bên trong của lá:
Các tế bào mô của lá chứa nhiều chất diệp lục được phân bố ở bên dưới lớp biểu bì mặt trên của chiếc lá nhằm hấp thụ trực tiếp được các tia sáng chiếu lên bề mặt của chiếc lá.
Tế bào mô khuyết chứa rất ít chất diệp lục hơn so với mô giàu, đồng thời nằm ở phía dưới của phiến lá. Một số đặc điểm như trong mô khuyết có rất nhiều khoảng rỗng để tạo điều kiện cho khí O2 có thể dễ dàng phân tán đến các tế bào có chứa các sắc tố quang hợp.
Hệ gân lá cũng được tủa ra đến tận các tế bào nhu mô của lá. Đây được xem là một con đường cung cấp nước cùng với các ico khoáng cho quá trình quang hợp. Không những thế thì mạch Libe là con đường dẫn các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá cây.
Ngoài ra thì trong lá có rất nhiều tế bào, trong đó có chứa chất lục lạp với các hệ sắc tố quang hợp ở bên trong được gọi là bào quan quang hợp.
Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu học tập lớp 6 trên VnDoc: