Tăng trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ 01/7/2021
Từ 01/7/2021 tăng mức trợ giúp xã hội hàng tháng:
Những ngày qua, nhiều bạn đọc thắc mắc: Tăng trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ 01/7/2021 có đúng không? Mời các bạn tham khảo bài viết.
- Lương hưu, trợ cấp BHXH thay đổi thế nào trong năm 2022?
- Đóng bảo hiểm xã hội hơn 25 năm được hưởng lương hưu thế nào?
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng từ ngày 01/7/2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 tới đây.
Cụ thể, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng, tăng 90.000 đồng/tháng (so với mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Công thức tính trợ cấp xã hội hàng tháng
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng | = | Mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội | X | Hệ số |
Trong đó, hệ số tương ứng được quy định như sau:
- Đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021:
+ Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
+ Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 (Người thuộc diện trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi).
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 20/2021 (Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo):
+ Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
+ Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021 (Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5): Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
- Đối với đối tượng người cao tuổi quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021:
+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
+ Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
+ Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021 (Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật):
+ Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
+ Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7, 8 Điều 5 Nghị định 20/2021.
Như vậy, với việc điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ tăng từ ngày 01/7/2021.
Nghị định 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
Tăng trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ 01/7/2021
Điều 4 Nghị định này đã điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng từ 01/7/2021. Trong khi, mức trợ cấp cũ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP là 270.000 đồng.
Theo đó, các đối tượng người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau:
STT | Đối tượng người cao tuổi | Hệ số | Mức trợ cấp (đồng/tháng) |
1 | - Thuộc hộ nghèo; - Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Từ 60 - 80 tuổi. | 1,5 | 540.000 |
2 | - Thuộc hộ nghèo; - Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Đủ 80 tuổi trở lên; | 2,0 | 720.000 |
3 | - Từ đủ 75 - 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; - Không thuộc các trường hợp (1) và (2); - Sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; | 1,0 | 360.000 |
- Từ đủ 80 tuổi trở lên; - Không thuộc trường hợp (1) và (2); - Không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. | |||
4 | - Thuộc hộ nghèo; - Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; - Không có điều kiện sống ở cộng đồng; - Đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. | 3,0 | 1.080.000 |
Như vậy, từ ngày 01/7/2021 tới đây, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được trợ cấp 360.000 đồng/tháng (tăng 90.000 đồng/tháng so với quy định cũ tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
Nghị định 20/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 15/3/2021.
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Tăng trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ 01/7/2021. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:
- Toàn bộ mức lương, phụ cấp của giáo viên
- Chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên
- Các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm của giáo viên
- Chính thức bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 2022
- 7 thay đổi lớn về lương cán bộ, công chức, viên chức
- Thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
- 07 quy định liên quan đến lương hưu sẽ bị bãi bỏ từ 2021
- Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không?