Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt Chí Phèo của Nam Cao

Tóm tắt Chí Phèo của Nam Cao là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu trong quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo để có thêm tài liệu tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 nhé.

1. Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 1

Chí Phèo có tuổi thơ vô cùng bất hạnh, mồ côi cha mẹ, bị người ta cho đi và bán lại nhiều lần. Lớn lên, Chí làm canh điền ở nhà Bá Kiến và bị Bá Kiến vu oan nên phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở về làng Vũ Đại, thay đổi cả nhân dạng và tính tình khiến người người khiếp sợ. Hắn thường xuyên rạch vặt ăn vạ, gây ra biết bao cảnh đau thương cho người dân. Về Thị Nở, thị là người đàn bà ế chồng, có ngoại hình xấu xí, tính tình dở hơi, bệnh tật và nghèo túng. Chí và Thị Nở là hai kẻ không ai muốn đụng tới ở cái làng này. Thế rồi, vào một đêm trăng sáng, chúng ăn nằm với nhau. Những ngày sau đó, Thị Nở và Chí Phèo quấn quýt bên nhau. Tình yêu của Thị Nở khiến Chí Phèo cảm thấy hi vọng, muốn được làm người lương thiện. Bà cô Thị Nở biết chuyện, chửi mắng thị và thị lại đem những lời ấy trút lên Chí Phèo. Mất đi tình yêu, Chí Phèo tuyệt vọng, đớn đau và căm phẫn. Hắn vác dao đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến và tự kết liễu mình. Kết truyện là hình ảnh Thị Nở nhìn xuống bụng mình và nghĩ về cái lò gạch cũ – nơi ngày xưa người ta tìm thấy Chí Phèo.

2. Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 2

Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện ở làng Vũ Đại. Khi đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến, hắn bị Bá Kiến hãm hại dẫn đến phải vào tù. Nhà tù thực dân nửa phong kiến đã biến Chí thành một con quỷ cả về hình dáng lẫn tính cách. Khi trở về làng, Chí chửi trời chửi đất, rạch mặt ăn vạ, làm hại biết bao người. Chỉ có Bá Kiến mưu mô, khôn khéo dỗ dành Chí, cho hắn tiền uống rượu để biến hắn thành tay sai cho mình. Thế rồi, Chí Phèo gặp Thị Nở - người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn, mắc bệnh hủi, nghèo túng. Hai người ăn nằm với nhau vào một đêm trăng sáng. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí Phèo bị cảm, Thị Nở đã nấu cháo hành cho Chí – điều ấy khiến Chí cảm động vô cùng. Chí khao khát được làm người lương thiện, có một mái ấm hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc ngắn ngủi, vì bị bà cô mắng chửi mà Thị Nở quyết đoạn tình với Chí. Chí phẫn uất và rơi vào tuyệt vọng. Biết rằng không thể quay đầu làm lại, Chí đã đến gặp kẻ gây ra bi kịch của đời mình là Bá Kiến rồi kết liễu hắn và tự sát. Mọi người bàn tán về cái chết của “Con quỷ làng Vũ Đại”, Thị Nở chột dạ và nhìn xuống bụng, nghĩ về cái lò gạch cũ xa xăm.

3. Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 3

Chí Phèo là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết vào khoảng tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm hay, phản ánh nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao và cũng là một câu chuyện bi kịch của một gã nhà quê nghèo khổ đang thoái hóa giữa thành thị. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện ngắn. Truyện ngắn Chí Phèo, vốn có tên là Chiếc lò gạch cũ; lúc in lại tiểu thuyết lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự đặt tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến lúc viết tiếp trong cuốn Lưỡi cày (được Hội Văn hóa cứu quốc ấn hành – Hà Nội, 1946) thì Nam Cao lấy lại tên là Chí Phèo. Nam Cao đã viết từ năm 1936, chỉ với tác phẩm Chí Phèo thì nhà văn mới bộc lộ hết khả năng của bản thân. Chí Phèo là một tuyệt tác trong văn xuôi Việt Nam đương đại, một truyện ngắn có tính hiện thực và thẩm mỹ cao, độc đáo, chứng minh đẳng cấp nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn. Thời gian 1941 – 1944 là giai đoạn sáng tạo sung sức và có giá trị nhất trong cuộc đời viết văn của Nam Cao. Và bút viết văn của Nam Cao không có kỷ lục cả về thời gian lẫn số chiều dài hay bề dày. Đặc biệt tác phẩm đã đưa ông lên những đỉnh cao là chất lượng mới về chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng nhận thức xã hội và tư duy văn chương. Tác phẩm Chí Phèo được xuất bản vào năm 1941 trong tạp chí Đời Mới đã tìm ra tài của Nam Cao, và ấn tượng cực kỳ sâu đậm với Chí Phèo. Chủ đề của truyện ngắn phản ánh một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945 khiến một bộ phận nông dân làm ăn tử tế bị đưa tới con đường tha hóa, cải tạo. Nhà văn đã kết tội nghiêm khắc cái xã hội tàn nhẫn phá hủy cả thể xác và tâm hồn người nông dân đó, đồng thời khẳng định bản chất chân chính của họ, ngay trong khi họ bị chà đạp về cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực mang giá trị giáo dục sâu, mới. Chủ đề lớn của câu chuyện đó là lên án xã hội phong kiến ngày xưa. Qua truyện, có cả sự tác động của con người vào nhân vật. Hơn nữa, nhà văn Nam Cao đã tôn vinh và nhấn mạnh những phẩm chất lương thiện, trong sáng của Chí Phèo – Thị Nở. Câu chuyện này đã nói lên sự mâu thuẫn rất dữ dội của nhiều tầng lớp khác nhau thuộc xã hội loài người.

Bài tiếp theo: 16 bài Phân tích nhân vật Chí Phèo HAY CHỌN LỌC

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Tóm tắt Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm