Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân

Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu trong quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo để có thêm tài liệu tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 nhé.

1. Tóm tắt Vợ nhặt – Mẫu 1

Tràng và mẹ là những người dân nghèo ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe thóc thuê cho bọn Nhật. Vì gia cảnh nghèo túng lại thêm ngoại hình thô kệch, tính tình gàn dở nên Tràng chưa lấy được vợ. Trong một lần đẩy xe thóc, anh gặp thị. Chỉ nhờ một câu bông đùa và vài bát bánh đúc, anh đã lấy được vợ. Thị cũng là nạn nhân của nạn đói, cô dễ dàng đồng ý theo Tràng về nhà. Sự xuất hiện của người đàn bà mới này như đem đến luồng sinh khí mới cho xóm ngụ cư, mọi người vừa mừng, vừa lo bởi không biết họ sẽ nuôi nhau mà sống thế nào? Bà cụ Tứ thấy con mình có vợ thì cảm xúc vô cùng phức tạp. Ban đầu, bà bất ngờ rồi tủi hổ, đau xót vì nghĩ đến người chồng và đứa con gái lớn đã chết vì nạn đói. Thế nhưng, sau cùng, bà đã vui mừng cho hạnh phúc của Tràng và động viên các con cùng vượt qua nạn đói. Sáng hôm sau, thị dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp và quét tước nhà cửa. Mâm cơm sáng ngày đói thảm hại vô cùng, có rau chuối, cháo trắng và nhất là cám lợn. Mọi người cố ăn để động viên nhau, bà cụ Tứ hồ hởi nói về tương lai sau này. Tiếng trống thúc thuế ngoài đường vọng vào, thị kể cho anh Tràng và bà cụ Tứ nghe câu chuyện người dân đi phá kho thóc Nhật. Trong đầu Tràng hiện ra hình ảnh lá cờ của Đảng và đoàn người chạy trên con đê.

2. Tóm tắt Vợ nhặt – Mẫu 2

Nạn đói năm 1945 gây ra biết bao thảm cảnh. Khổ sở hơn cả là những người dân xóm ngụ cư, mà Tràng là một trong số đó. Trong một ngày kéo xe thóc thuê lên tỉnh cho bọn Nhật, Tràng gặp thị. Sau hai lần gặp gỡ, vài câu bông đùa và bằng bốn bát bánh đúc, họ nên vợ nên chồng. Khi Tràng dẫn thị về nhà, từ người dân trong xóm đến bà cụ Tứ - mẹ Tràng đều vô cùng ngạc nhiên. Bà cụ Tứ vừa buồn bã, đau đớn, lo sợ vì nạn đói nhưng cũng rất thương con, mừng cho hạnh phúc của con. Quả thực, chỉ trừ Tràng, ai nấy đều có phần ngượng nghịu. Sáng hôm sau, người con dâu mới cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, mọi thứ dường như tươi đẹp và tràn đầy hi vọng hơn. Đến bữa cơm, bà cụ Tứ bưng ra một nồi cám – bà gọi đó là chè khoán. Món ăn này chát đắng nhưng ai cũng cố ăn mà không than phiền. Sau đó, ngoài đường vang lên tiếng trống thúc thuế. Người vợ nhặt cảm thấy ngạc nhiên, cô kể cho mẹ và chồng nghe rằng người dân nơi khác đang phá kho thóc chia cho người đói. Trong đầu óc vốn ngây ngô của Tràng bỗng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau chạy trên con đê, phía trước là lá cờ đỏ bay phấp phới.

3. Tóm tắt Vợ nhặt – Mẫu 3

Năm 1945 ở nước ta, nạn đòi hoành hành nghiêm trọng khiến người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong xã hội ấy có một chàng trai tên là Tràng. Anh sống ở xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch và ế vợ. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng đã không còn nhận ra cô gái ấy, bởi cô tiều tuỵ và hốc hác đi nhiều lắm. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau mấy câu nói nửa đùa, nửa thật mà cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng bàng hoàng, ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm "đón nàng dâu mới", họ chỉ ăn với nhau một bữa cháo và cháo cám. Nhưng trong bữa cơm ấy, bà cụ Tứ đã dành cho nàng dâu mới một tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

4. Tóm tắt Vợ nhặt – Mẫu 4

Năm 1945, nạn đói hoành hành khủng khiếp, gười chết như ngả dạ, người sống dật dờ như những bóng ma. Anh cu Tràng - nhân vật chính của truyện hiện lên với hình ảnh "xấu xí, thô kệch", lại là dân trong xóm ngụ cư, nghèo đói đến mức chẳng nuôi nổi thân mình với mẹ già. Thế mà Tràng lại nhặt được vợ, bởi Tràng gặp thị - một người đàn bà đỏng đánh, kém duyên. Nhờ lòng thương người, Tràng đãi thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc. Chỉ có thế thôi mà thị theo Tràng về nhà làm vợ, gặp bà cụ Tứ - mẹ của Tràng. Bà cụ Tứ tuy rất ngạc nhiên khi Tràng dắt vợ về nhưng bà cũng thấu hiểu và thấy thương cho người con gái ấy. Bà hiểu rằng người con gái ấy phải nghèo đói đến cùng cực rồi thì mới theo con bà về làm vợ. Bà thương xót con trai bà chẳng có nổi một cái đám cưới. Nhưng bà cũng vui mừng vì cuối cùng Tràng cũng yên bề gia thất. Khi về làm vợ Tràng, thị đã thay đổi, trở thành một người biết chăm lo cho gia đình chứ không còn đỏng đảnh như trước kia. Anh cu Tràng cũng thay đổi, anh thấy lo cho tương lai sau này và có những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn nồi cháo cám rất vui vẻ, còn gọi đùa rằng đó là chè khoán. Trong lúc trò chuyện, thị có nhắc tới chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật, lúc này trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

5. Tóm tắt Vợ nhặt – Mẫu 5

"Vợ nhặt" là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được in vào năm 1962. Tác phẩm có tiền thân là "Xóm ngụ cư" nhưng ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm bị mất bản thảo, đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa trên cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Vào năm 1945, cái đói đã bắt đầu tràn xuống xóm ngụ cư, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ y như những bóng ma. Giữa lúc ấy nghèo đói, ảm đạm ấy, Tràng lại dắt một người đàn bà xa lạ về nhà. Trên đường về, đám trẻ con trong xóm gào lên "chông vợ hài" để trêu chọc họ. Người lớn ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ bỗng rạng rỡ lên. Về đến gian nhà vắng teo, rúm ró, xiêu vẹo, Tràng trong tâm trạng nóng ruột chờ bà cụ Tứ, còn người đàn bà xa lạ kia ngồi mớn ở mép giường cũng trong tâm trạng buồn, lo lắng. Thị buồn có lẽ bởi chị tưởng như mình đã tìm được chốn nương tựa, nhưng hoá ra hoàn cảnh của Tràng cũng không hề khá khẩm như thị đã mong đợi. Trời chạng vạng tối, cụ Tứ về đến nhà thì rất ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ trong nhà, rồi lại chào mình bằng u. Được Tràng giải thích, bà nín lặng, bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, ai oán, buồn tủi xen lẫn cả niềm vui. Bà nín lặng vì hiểu rằng thị theo con bà về làm vợ không phải vì tình yêu, mà là do thị đã quá đói khổ. Bà xót xa bởi tủi cho phận mình, thương cho con trai. Con người ta dựng vợ gả chồng phải làm đám cưới, vậy mà bà còn chẳng lo nổi cho con mình một đám cưới đàng hoàng. Nhưng rồi bà cũng vui mừng bởi trong cái hoàn cảnh khốn cùng ấy, chuyện Tràng lấy được vợ chỉ có trong cổ tích, thế mà nay đã xảy ra. Nghĩ đến đấy, bà mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu. Đêm hạnh phúc của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh chết chóc, tan tác và thê lương. Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn và nhận ra quang cảnh nhà cửa có sự thay đổi thay, đống quần áo rách được đưa ra phơi, đống rác ở đầu ngõ đã được hót sạch, ang nước khô đã được kín đầy. Cảnh vật ấy làm cho Tràng thấm thía, có cảm giác phấn chấn và có trách nhiệm bổn phận với gia đình. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới là một lùm rau chuối thái rối, muối trắng, bát cháo lõng bõng và một nồi chè khoán. Nồi chè khoán nghe thì tưởng chừng ngon lắm, nhưng thực chất cũng chỉ là nồi cháo cám. Trong bữa cơm, cụ Tứ nói toàn chuyện vui, cụ động viên con trai, con dâu cố gắng làm ăn, và khi nghe tiếng thúc thuế nổi lên, bà cụ lại khóc, còn trong Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê đi phá kho thóc của Nhật.

Bài tiếp theo: Phân tích tình huống truyện trong "Vợ nhặt" - Kim Lân

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tóm tắt Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm