Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 11

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Câu 1: Vào mùa hạ nước ta, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí

A. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.

B. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.

C. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.

D. Xích đạo hải dương của cả hai bán cầu.

Câu 2: Tầng không khí ở đó hình thành các khối khí khác nhau gọi là

A. Tầng bình lưu. B. Tầng đối lưu. C. Tầng giữa. D. Tầng ion.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.

B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến,

C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.

D. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

Câu 4: Bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc là do

A. Diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn.

B. Thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn.

C. Diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn.

D. Mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn.

Câu 5: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí

A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.

B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.

C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Câu 6: Khối khí có đặc điểm "lạn" là

A. Khối khí cực.

B. Khối khí ôn đới.

C. Khối khí chí tuyến.

D. Khối khí xích đạo.

Câu 7: Gió Mậu Dịch (khối khí chí tuyến hải dương) tác động vào nước ta quanh năm. Khối khí này có kí hiệu là

A. Am. B. Ac. C. Pm. D. Pe.

Câu 8: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì

A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước.

D. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương.

Câu 9: Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc (khối khí ôn đới lục địa) đem không khí lạnh đến nước ta. Khối khí này có kí hiệu là

A. Am. B. Ac. C. Pm. D. Pe.

Câu 10: Vào nửa sau mùa hạ , gió mùa Tây nam (khối khí xích đạo hải dương) vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khối khí này có kí hiệu là

A. Em. B. Am. C. Pm. D. Tm..

Câu 11: Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là

A. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).

B. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).

C. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

D. Bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 12: Vào nửa sau mùa hạ đi trước gió mùa tây nam (khối khí xích đạo hải dương) đem mưa vào nước ta là

A. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).

B. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).

C. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

D. Bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 13: Cùng một ngọn núi, hướng sườn nào nhận lượng bức xạ Mặt Trời cao?

A. Hướng cùng chiều tia bức xạ.

B. Hướng ngược chiều tia bức xạ.

C. Hướng cùng chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi.

D. Hướng ngược chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi.

Câu 14: Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu có được là do

A. Khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.

B. Nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.

C. Năng lượng từ các phản ứng hóa học trong lòng đất.

D. Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 15: Khối khí có đặc điểm rất nóng là

A. Khối khí cực.

B. Khối khí ôn đới

C. Khối khí chí tuyến.

D. Khối khí xích đạo.

Câu 16: Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do ảnh hưởng

A. Vĩ độ địa lí. B. Lục địa. C. Dòng biển. D. Địa hình.

Câu 17: Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do

A. Góc chiếu của tia bức xạ.

B. Mặt đất nhận nhiệt nhanh.

C. Mặt đất tỏa nhiệt nhanh.

D. Mặt đất bức xạ càng mạnh khi lên cao.

Câu 18: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo là do

A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 200 lớn hơn.

B. Không khí ở vĩ độ 200 trong, ít khí bụi hơn.

C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương.

D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn.

Câu 19: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng

A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến.

B. Tăng dần từ xích đạo lên cực.

C. Giảm dần từ chí tuyến lên cực.

D. Giảm dần từ xích đạo lên cực.

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương?

A.Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.

B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.

C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.

D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.

Câu 22: Frông khí quyển là

A. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.

B. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.

C. Về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.

D. Bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành..

Câu 23: Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho xích đạo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến?

A. Xích đạo là vùng có nhiều rừng.

B. Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn nhất.

C. Xích đạo có diện tích lục địa nhỏ, đại dương lớn.

D. Xích đạo là vùng có ít địa hình núi cao.

Câu 24: Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ thấp về các vĩ độ cao chủ yếu do

A. Càng về vùng vĩ độ cao thời gian được Mặt Trời chiếu sáng trong năm càng ít.

B. Càng về vùng vĩ độ cao thì góc nhập xạ trong năm càng nhỏ.

C. Tầng đối lưu ở vùng vĩ độ cao mỏng hơn ở vùng vĩ độ thấp.

D. Càng lên vĩ độ cao lượng nước trên mặt đất càng nhiều.

Câu 25: Bề mặt tiếp xúc của 2 khối khí nào sau đây gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta vào mùa hạ?

A. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.

B. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.

C. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.

D. Xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.

Câu 26: Khối khí ôn đới lục địa thổi vào nước ta vào thời gian nào?

A. Đầu mùa xuân.

B. Đầu mùa hạ.

C. Đầu mùa thu.

D. Đầu mùa đông.

Câu 27: Các phần tử vật chất rắn trong tầng đối lưu có tác dụng:

A. Hấp thụ phần lớn tia từ ngoại từ Mặt Trời.

B. Hấp thụ một phần bức xạ Mặt Trời.

C. Là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh.

D. Là tác nhân quan trọng làm cho nhiệt độ tầng đối lưu giảm theo độ cao.

Câu 28: Tại sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo?

A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo.

B. Không khí ở vĩ độ 200 trong hơn không khí ở xích đạo.

C. Bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở xích đạo.

D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

Câu 29: Vì sao ở đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 30: Tại sao nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa?

A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.

B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.

C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.

D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm bắt được nội dung cũng như trau dồi lại được kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta biết được khái niệm khí quyển, đặc điểm và tính chất của các mùa trong năm, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất... Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm