Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 24

VnDoc xin trân trọng giới thiệu tới các bạn độc giả bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 24: Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư và đô thị hóa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Câu 1: Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?

A. quy mô số dân.

B. Mật độ dân số.

c. Cơ cấu dân số.

D. Loại quần cư.

Câu 2: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới hiện nay là

A. Trung Phi. B. Bắc Mĩ. C. Châu Đại Dương. D. Trung - Nam Á.

Câu 3: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số thấp nhất?

A. Đông Á. B. Đông Nam Á. C. Trung - Nam Á. D. Tây Á.

Câu 4: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới?

A. Đông Á. B. Nam Á. C. Tây Âu. D. Bắc Mỹ.

Câu 5: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là

A. Tây Á. B. Bắc Phi. C. Châu Đại Dương. D. Trung Phi.

Câu 6: Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay là

A. Tây Âu. B. Đông Á. C. Ca-ri-bê. D. Nam Âu.

Câu 7: Mật độ dân số được tính bằng

A. Số lao động tính trên đơn vị diện tích.

B. Số dân trên một đơn vị diện tích.

C. Số người sinh ra trên một quốc gia.

D. Dân số trên một diện tích đất canh tác.

Câu 8: Đô thị hóa là một quá trình

A. Tích cực nếu gắn liền với nông nghiệp

B. Tiêu cực nếu gắn liền với công nghiệp

C. Tích cực nếu gắn liền với công nghiệp hóa

D. Tiêu cực nếu quy mô các thành phố quá lớn.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?

A. Dân cư phân bố rất đều giữa các khu vực.

B. Khu vực Đông Á có mật độ dân số lớn nhất.

C. Phân bố dân cư không đều trong không gian.

D. Châu Phi có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm là do

A. Số dân châu Âu giảm nhanh.

B. Tốc độ tăng dân số của các châu lục không đồng đều.

C. Dân số các châu lục đều tăng bằng nhau.

D. Số dân châu Phi giảm mạnh.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?

A. Đại bộ phận dân số sống ở châu Á.

B. Dân số châu Á lại có chiều hướng giảm.

C. Giai đoạn 1650 – 2015, dân số châu Á tăng được 6 triệu người.

D. Giai đoạn 1750 – 1850, dân số châu Á đã giảm.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng?

Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của

A. Quá trình đô thị hóa.

B. Sự phân bố dân cư không hợp lí.

C. Mức sống giảm xuống.

D. Số dân nông thôn giảm đi.

Câu 13: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?

A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.

B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.

D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động .

Câu 14: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là

A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.

B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.

C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.

D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Câu 15: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

A. Đông Á. B. Đông Nam Á. C. Trung - Nam Á. D. Tây Á.

Câu 16: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là

A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.

B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.

C. Làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.

D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Câu 17: Phân bố dân cư phải

A. Phù hợp với điều kiện sống.

B. Phù hợp với giới tính.

C. Phù hợp với tuổi.

D. Phù hợp với trình độ văn hóA.

Câu 18: Châu lục có dân số đông nhất là

A. Châu Phi. B. Châu Mĩ. C. Châu Á. D. Châu Âu.

Câu 19: Châu lục có dân số thấp nhất là

A. Châu Đại Dương. B. Châu Mĩ. C. Châu Á. D. Châu Âu.

Câu 20: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là

A. Điều kiện tự nhiên.

B. Chuyển cư.

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu 21: Vùng thưa dân trên thế giới thường nằm ở

A. Vùng có nhiều bão ven biển.

B. Vùng động đất núi lửa.

C. Các đảo ven bờ.

D. Vùng hoang mạc

Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?

A. Tỷ lệ dân thành thị giảm.

B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố vừa và nhỏ.

D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu 23: Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là

A. Dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố nhỏ.

B. Dân cư thành thị có xu hướng di cư về nông thôn.

C. Dân nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều.

D. Lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.

Câu 24: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do

A. Các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).

B. Tác động của các loại đất, nhóm đất.

C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. Các nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

Câu 25: Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa là

A. Thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.

B. Tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động.

C. Gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị.

D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 26: Tại sao vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp?

A. Núi cao.

B. Băng tuyết.

C. Hoang mạc.

D. Rừng rậm.

Câu 27: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?

A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.

B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.

C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.

D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Câu 28: Dân số thế giới tăng hay giảm là do

A. Sinh đẻ và tử vong.

B. Số trẻ tử vong hằng năm.

C. Số người nhập cư .

D. Số người xuất cư.

Câu 29: Những thành phố nào của nước ta có qui mô trên một triệu dân ?

A. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Cần Thơ.

C.Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

D. Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa.

Câu 30: Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, lý do chính là

A. tính chất của nền kinh tế.

B. có diện tích lớn hơn.

C. có mùa đông lạnh.

D. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 24: Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư và đô thị hóa. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp gồm có 28 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án giúp bạn đọc trau dồi kiến thức bài học. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc trong học tập, mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc.com nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm