Giáo án Địa lý 10 bài 24: Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư và đô thị hóa
Giáo án Địa lý 10
Giáo án Địa lý 10 bài 23: Cơ cấu dân số giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.
Giáo án Địa lý 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
Giáo án Địa lý 10 bài 23: Cơ cấu dân số
Giáo án Địa lý 10 bài 25: Thực hành phân bố tích lược đồ phân bố dân cư thế giới
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng.
- Hiểu được bản chất, đặc điểm của đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tính mật độ dân số.
- Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, ảnh địa lý về tính hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân thành thị.
2. Thái độ: Thấy được ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đều đến sự phát triển KT-XH.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị lớn trên thế giới
- Một số hình ảnh về nông thôn, về các thành phố lớn trên thế giới
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy mô tả và nêu đặc trưng cơ bản của dân số qua từng kiểu tháp tuổi
3. Dạy bài mới
Mở bài bằng cách nêu ra một số câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Dân cư trên thế giới phân bố ra số? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư? Có mấy loại hình quần cư? Mỗi loại hình có chức năng và đặc điểm gì?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
HĐ1: cá nhân + GV giao nhiệm vụ: HS đọc mục 1 tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư và mật độ dân số. + HS: trình bày + GV: chuẩn kiến thức HĐ2: nhóm + GV: chia lớp làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ: - Nhóm 1, 2: Đọc mục 2.a, kết hợp với bảng số liệu tìm hiểu về mật độ dân số trung bình thế giới thế giới. - Nhóm 3, 4: ng/c bảng số liệu 24.2: nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới thời kì 1650-2005 - Nhóm 5, 6: Đọc mục 3: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. + HS: đại diện nhóm trình bày + GV: chuẩn kiến thức HĐ3: cá nhân + GV: yêu cầu HS đọc SGK và cho biết: - Các loại hình quần cư - Cơ sở phân chia các loại hình quần cư. - Sự khác nhau cơ bản giữa các loại hình quần cư. + HS: trình bày nội dung đã tìm hiểu. + GV: chuẩn kiến thức HĐ4: cặp đôi + GV: yêu cầu HS đọc mục 1, 2 kết hợp với bảng số liệu 24.3 và lược đồ tỉ lệ dân thành thị thế giới để hoàn thành nội dung sau: - Khái niệm ĐTH - Nêu đặc điểm ĐTH, cho dẫn chứng chứng minh + HS thảo luận và trình bày kết quả. + GV: chuẩn kiến thức HĐ5: cá nhân + GV: Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? + HS: trả lời + GV: chuẩn kiến thức | I-Sự phân bố dân cư 1.Khái niệm: - Phân bố dân cư: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. - Mật độ dân số (người/ km2 ) 2.Đặc điểm phân bố dân cư thế giới + Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người /km2. + Dân cư trên thế giới phân bố không đều. - Các khu vực trung đông dân như: Tây Âu, Nam Âu, Ca - ri - bê, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á... - Các khu vực thưa dân là châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ,Trung Phi, Bắc Phi.. +Dân cư thế giới có sự biến động theo thời gian (thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1650-2000) . 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư +Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình đất, khoáng sản. +Các nhân tố kinh tế - xã hội: phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế… => quyết định sự phân bố dân cư II. Các loại hình quần cư. 1.Khái niệm - Quần cư là một tập hợp của tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định. - Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội: Xuất hiện và phát triển các điểm dân cư. 2. Phân loại và đặc điểm - Quần cư nông thôn: chức năng sản xuất nông nghiệp, phân tán trong không gian. -Quần cư thành thị: chức năng sản xuất phi nông nghiệp, quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao. III. Đô thị hóa 1. Khái niệm đô thị hóa (sgk) 2. Đặc điểm - Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh: từ 13,6% năm 1990 đến 2005 là 48%. - Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường - Tích cực: Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thay đổi lại phân bố dân cư... - Tiêu cực: Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa Þ thiếu hụt lương thực, thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, ô nhiễm môi trường... |
4. Đánh giá
Cho học sinh phân tích bảng số liệu ở sgk
Nhân tố quyết định đến việc phân bố dân cư là:
- Điều kiện tự nhiên
- Các luồng chuyển cư
- Phương thức sản xuất
- Lịch sử khai thác lãnh thổ
Quần cư nông thôn và thành thị khác nhau điểm cơ bản là:
- Chức năng sản xuất
- Mức độ tập trung dân cư
- Phong cảnh kiến trúc nhà cửa
- chỉ có a và b đúng
5. Hoạt động nối tiếp: hướng dẫn làm bài tập số 3
Bước 1: Tính mật độ dân số
Bước 2: vẽ biểu đồ cột chùm