Giáo án Địa lý 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
Giáo án Địa lý 10
Giáo án Địa lý 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.
Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng - Thủy triều - Dòng biển
Giáo án Địa lý 10 bài: Ôn tập chương 3
Giáo án Địa lý 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức
Hiểu rõ ảnh hưởng của từng nhân tố môi trường đối với sự sống và sự phân bố của sinh vật
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS ( kĩ năng phân tích, so sánh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường)
- Quan sát, tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
3. Thái độ.
Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loại đọng vật, thực vật.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.
- Tranh ảnh về tác động của con người đến sự phân bố sinh vật (phá rừng, trồng rừng…)
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất.
3. Dạy bài mới
Mở bài: Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có các sinh vật sinh sống. Vậy có phải nơi nào trên Trái Đất cũng có đầy đủ các sinh vật cư trú? Nếu không phải như vậy thì những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố của chúng.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
HĐ1: cá nhân + GV: yêu cầu HS dựa vào hình 25.1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: - Sinh quyển là gì? - SV có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển hay không? Vì sao? + HS: phát biểu + GV: chuẩn kiến thức HĐ2: nhóm + GV chia lớp ra làm 5 nhóm và giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: tìm hiểu nhân tố khí hậu - Nhóm 2: tìm hiểu nhân tố đất - Nhóm 3: tìm hiểu nhân tố sinh vật - Nhóm 4: tìm hiểu nhân tố địa hình -Nhóm 5: tìm hiểu nhân tố con người Nội dung: - Nhân tố đó có ảnh hưởng gì đến sự phân bố của sinh vật? cho ví dụ. - Trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi nhân tố. + HS: thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. + GV: chuẩn kiến thức | I. Sinh quyển - Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống (gồm thực vật, động vật, vi sinh vật) - Phạm vi của sinh quyển: tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. 1. Khí hậu Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng. - Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. - Nước và độ ẩm: quyết định đến sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật - Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ - Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đén sự quang hợp của thực vật 2. Đất Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố sinh vật do khác nhau về đặc tính lí, hoá, độ ẩm. 3. Địa hình - Độ cao, hướng sườn, độ dốc ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi. - Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao. - Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau. 4. Sinh vật - Thức ăn quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật. - Mối quan hệ giữa thực vật và động vật rất chặt chẽ vì: thực vật là nơi cư trú của động vật, thực vật còn là thức ăn của động vật. 5. Con người - Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật - Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật - Việt Nam: diện tích rừng bị suy giảm. |
4. Đánh giá
Nối các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí
Nhân tố (A) | Vai trò (B) |
1. Sinh vật 2. Khí hậu 3. Con người 4. Địa hình 5. Đất | a. Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,ánh sáng. b. Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật c. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến quang hợp của thực vật d. Quyết định hoạt động, sự sống, phát triển và phân bố của thực vật e. Tạo nên sự phân bố thực vật theo vĩ độ f. Hình thành vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao |
5. Hoạt động nối tiếp