Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất
Giáo án Địa lý 10
Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.
Giáo án Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của trái đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng
Giáo án Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình mặt Trái đất
Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất (tiếp)
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức.
- Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân của ngoại lực.
- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hoá. Phân biệt được phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.
2. Kĩ năng.
Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hoá đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa hình.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
- -Khai thác kiến thức từ kênh hình, đàm thoại gợi mở và thảo luận nhóm
- Hình vẽ, tranh ảnh về quá trình tác động của ngoại lực.
- Bản đồ Tự nhiên thế giới.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.
3. Dạy bài mới.
Mở bài: Như chúng ta đã biết, hình dạng thực tế của Trái Đất là rất ghồ ghề, nơi cao, nơi thấp. Nguyên nhân dẫn đến hình dạng đó ngoài tác động của nội lực còn có tác động của ngoại lực. Ngoại lực là gì? Ngoại lực khác nội lực ở điểm nào?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
HĐ1: cả lớp. + GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về sự tác động của gió, mưa, nước chảy…kết hợp đọc mục I SGK: - Nêu khái niệm ngoại lực. - Nêu nguyên nhân sinh ra ngoại lực, cho ví dụ? + HS: trả lời. + GV: chuẩn kiến thức. HĐ2: cặp đôi. B1: Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Các quá trình ngoại lực bao gồm: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. + GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để: - Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân của quá trình phong hoá. - Vì sao phong hoá lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất? B2: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. HĐ3: Nhóm/ Cả lớp B1: GV chia lớp làm 3 nhóm và yêu cầu Hs tìm hiểu các hình thức phong hóa: - N1: Phong hóa vật lí + câu hỏi ơ SGK - N2: Phong hóa hóa học + câu hỏi ơ SGK - N3: Phong hóa sinh học Nội dung: - Khái niệm - Tác nhân - Kết quả B2: HS các nhóm dựa vào kiến thức đã học, đọc mục II.1 SGK, quan sát hình 9.1 và các tranh ảnh khác thảo luận nội dung được giao và cử đại diện trình bày kết quả B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. GV nói: Như vậy quá trình phong hoá là quá trình chuẩn bị cho sự chuyển dời vật liệu, là bước đầu của quá trình ngoại lực làm biến đổi đá. Quá trình phong hoá diển ra thường xuyên trên bề mặt địa cầu với những cường độ khác nhau ở các khu vực tự nhiên. Trong thực tế các quá trình phong hoá diển ra đồng thời. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện khí hậu, tính bền vững của đá… có thể có kiểu phong hoá này trội hơn kiểu phong hoá kia. | I. Ngoại lực. + Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. + Nguyên nhân chủ yếu: do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. II. Tác động của ngoại lực. 1. Quá trình phong hoá. + Khái niệm: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật về kích thước, thành phần hoá học. + Có ba loại phong hoá. a) Phong hoá lí học. + Khái niệm: Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. + Kết quả: Đá nứt vở, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hoá học. + Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật. b) Phong hoá hoá học. + Khái niệm: Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật. + Nguyên nhân: do tác động của chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết… c) Phong hoá sinh học. + Khái niệm: Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học. + Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật. |
4. Củng cố:.
Hướng dẫn HS: lập bảng so sánh các quá trình phong hoá theo mẫu sau:
Các quá trình phong hoá | Khái niệm | Tác nhân chủ yếu | Kết quả |
5. Hoạt động nối tiếp.
HS làm bài tập 3 và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 34.