Giáo án Địa lý 10 bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Giáo án Địa lý 10 bài 17
Giáo án Địa lý 10 bài 17 được xây dựng và trình bày các kiến thức một cách logic giúp các em dễ dàng hiểu được khái niệm thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển, biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự hình thành đất.
Câu hỏi địa lý lớp 10 chương 3: Câu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lý
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý lớp 10: Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất
Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Biết được khái niệm thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển. Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất.
- Tích hợp GDMT: Thổ nhưỡng là một thành phần của môi trường, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người. Con người trong quá trình hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp tác động tới tính chất đất.
b. Kĩ năng:
- Tích hợp GDMT: Phân tích những tác động của con người làm biến đổi tính chất đất, những tác động tiêu cực của con người làm ảnh hưởng tới môi trường đất. Vận dụng một số biện pháp khắc phục suy thoái đất.
- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
c. Thái độ: Hiểu được sâu sắc về đất và ý thức bảo vệ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Giáo viên:
Một số mẫu đất, tranh ảnh về tác động của con người, bài soạn, SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu tích hợp.
b. Học sinh: SGK, vở ghi
3. Tiến trình dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ - định hướng bài: (2 phút)
- Câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết (Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng biển là gió, gió càng mạnh thì sóng càng to. Ngoài ra còn do động đất núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão; còn sóng thần là động đất núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão; tác hại của sóng thần: có sức tàn phá ghê gớm, gây thiệt hại lớn về người và tài sản)
- Định hướng: Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, không thể thay thế được trong nông nghiệp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về các đặc điểm chung của đất và vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất - tài nguyên quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
Hoạt động 1: Tìm hiểu thổ nhưỡng (HS làm việc cá nhân 11 phút) Bước 1: GV cho HS xem mẫu đất của địa phương, yêu cầu HS trả lời: thế nào là thổ nhưỡng, độ phì thỏ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển là gì? Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ Đất được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, do tác động của các nhân tố tự nhiên. Mở rộng: Độ phì tự nhiên, độ phì nhân tạo. | I. Thổ nhưỡng
|