Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của trái đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của trái đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, Hs cần:

1. Kiến thức.

  • Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp bên trong Trái Đất. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển.
  • Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.

2. Kĩ năng.

Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo qua tranh ảnh và bản đồ.

3. Thái độ.

Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Khai thác kiến thức từ kênh hình và SGK + BĐ, giải thích minh họa, đàm thoại gợi mở.
  • Tranh ảnh về cấu tạo của Trái Đất.
  • Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa thế gới.
  • Bản đồ Tự nhiên thế giới.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất tạo ra những hệ quả nào? Trình bày hệ quả: ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

3. Dạy bài mới.

Mở bài: GV nêu vấn đề: Trái Đất có cấu trúc như thế nào? Làm thế nào để biết được cấu trúc Trái Đất? Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng nằm kề nhau và có sự chuyển dịch. Sao lại có sự dịch chuyển giữa các mảng kiến tạo, kết quả của sự dịch chuyển đó là gì?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cá nhân

B1: GV giới thiệu về một số phương pháp đã được dùng để nghiên cứu cấu trúc Trái Đất và yêu cầu HS đọc nội dung kênh chữ và quan sát hình 7.1, 7.2 cho biết:

* Cấu tạo bên trong Trái Đất bao gồm mấy lớp?

* Trình bày đặc điểm từng lớp. (Độ dày, đặc điểm, trạng thái)

* Trình bày vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti.

- Thạch quyển là gì?

B2: Hs quan sát hình 7.1, 7.2 và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.

B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

HĐ2: cặp đôi.

B1: GV giới thiệu khái quát về nội dung và hạn chế của thuyết trôi dạt lục địa sau đó hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về sự ăn khớp của bờ đông các lục địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ với bờ tây lục địa Phi trên bản đồ Tự nhiên thế giới.

B2: HS quan sát các hình 7.3, 7.4 kết hợp nội dung SGK để nhận xét, phân tích và giải thích nội dung của thuyết kiến tạo mảng theo những gợi ý sau:

- Tên 7 mảng kiến tạo lớn của Trái Đất.

- Nêu một số đặc điểm của các mảng kiến tạo, kết quả?

- Nêu nguyên nhân của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo.

B3: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.

I. Cấu trúc của Trái Đất.

+ Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất.

- Ba lớp chính: Vỏ Trái Đất, Manti, Nhân.

+ Khái niệm thạch quyển: là lớp vỏ ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của bao Manti, độ dày tới 100 km.

(Đặc điểm lớp vỏ trái đất, lớp Manti và nhân Trái đất ở bảng phụ lục.)

II. Thuyết kiến tạo mảng.

Nội dung của thuyết kiến tạo mảng:

+ Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.

+ Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.

+ Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

+ Ranh giới, chổ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa…

4. Củng cố.

Nêu vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất và lớp Manti.

5. Hoạt động nối tiếp.

HS làm bài tập 1, 2 SGK trang 28.

(Phụ lục: Đặc điểm cấu trúc các lớp của Trái Đất)

Lớp

Độ dày

Đặc điểm cấu tạo

Vỏ Trái Đất

Từ 5- 7km

- Là lớp vỏ mỏng cứng

- Cấu tạo bỡi các đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan.

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương

Lớp Manti

Sâu 15 – 2900 km

Chia thành 2 tầng:

- Manti trên: 15-700km. Trạng thái quánh dẻo Trạng thái rắn chắc

- Manti dưới: 700-2900 km.

Lớp nhân

Dày 3470km

Chia làm 2 tầng:

- Nhân ngoài: Sâu 2900-5100km, n.độ 5000oC, áp suất lớn 1,3-3,1 tr atm, ở thể lỏng.

- Nhân trong: Áp suất 3.1-3.5tr atm, vật chất ở dạng rắn

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe gọi là nhân NiFe.

Tài liệu liên quan tới Địa lí 10 bài 7:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm