Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Giáo án Địa lý 10 bài: Ôn tập chương 4

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức

  • Nắm được khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này.
  • Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.

2. Kĩ năng

Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên),quy nạp.

3. Thái độ, hành vi

Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn.

II. Thiết bị dạy học

  • Các hình trong SGK (phóng to)
  • Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiển của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

3. Dạy bài mới

Mở bài: Chúng ta đều biết rằng: càng lên núi cao càng lạnh, các kiểu thực vật, các loại đất, chế độ gió … cũng khác nhau. Sự phân bố các thảm thực vật và đất ở vùng núi có nhiều nét tương đồng như từ xích đạo về hai cực. Vậy sự phân bố của chúng là ngẩu nhiên hay tuân theo quy luật của tự nhiên?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cá nhân

+ GV: yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi:

- Thế nào là quy luật địa đới?

- Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới?

+ HS: trả lời

+ GV: giải thích khái niệm quy luật địa đới

GV hỏi: Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí lại thay đổi một cách có quy luật như vậy? (sự thay đổi của tia sáng Mặt Trời từ xích đạo đến cực khi đến Trái Đất làm cho các thành phần tự nhiên cũng thay đổi theo→ tạo nên quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất ).

HĐ2: nhóm

+ GV: chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: đọc SGK và quan sát hình các vòng đai nhiệt trên bảng, xác định các vòng đai nhiệt trên Trái Đất , nhận xét.

- Nhóm 2: Quan sát hình 12.1, xác định các đai khí áp và các đới gió chính trên Trái Đất, nhận xét.

- Nhóm 3: Đọc SGK, quan sát bản đồ các đới khí hậu, cho biết nguyên nhân hình thành các đới khí hậu, kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Nhóm 4: Dựa vào hình 19.1, 19.2 trả lời câu hỏi trong SGK (phần I.2.d)

+ HS: đại diện các nhóm lên trình bày

+ GV: chuẩn kiến thức.

HĐ3: cả lớp

+ GV: yêu cầu HS tìm đọc khái niệm và nguyên nhân của việc hình thành quy luật phi địa đới

+ HS: trả lời

+ GV: giải thích nguyên nhân, giải thích thật cặn kẽ các mối quan hệ nhân quả gián tiếp, từ nguồn năng lượng trong lòng đất→ các dãy núi→ quy luật đai cao; sự phân bố lục địa và đại dương→ quy luật địa ô.

HĐ4: nhóm

+ GV: chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

- Nhóm1, 2: xem SGK, hình 18 và 19.1 trả lời câu hỏi:

* Thế nào là quy luật đai cao? Nguyên nhân hình thành?

* Qua hình 18 và 19.1 nêu biểu hiện của quy luật

- Nhóm 3, 4: xem SGK và hình 19.2 để trả lời:

* Thế nào là quy luật địa ô? Nguyên nhân hình thành?

* Câu hỏi ở SGK

+ HS: đại diện nhóm trả lời

+ GV: chuẩn kiến thức

I. Quy luật địa đới

1. Khái niệm

Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh qan địa lí theo vĩ độ.

2. Nguyên nhân

Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực→ lượng bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo.

3. Biểu hiện của quy luật

a) Sự phân bố của vòng đai nhiệt

Trên Trái Đất có 5 vòng đai nhiệt(vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hoà, hai vòng đai lạnh, hai vòng đai băng giá vĩnh cữu)

b)Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

- Có 7 đai áp

- Có 6 đới gió trên hành tinh

c) Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Có 7 đới khí hậu chính

d) Các đới đất và các thảm thực vật

- Có 10 kiểu thảm thực vật

- Có 10 nhóm đất

II. Quy luật phi địa đới

1. Khái niệm

Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

2. Nguyên nhân

Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao

3. Biểu hiện của quy luật

a) Quy luật đai cao

- Khái niệm: sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.

- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao.

- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.

b) Quy luật địa ô

- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.

- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất, biển và đại dương.

- Sự thay đổi thảm thực vật theo kinh độ.

4. Đánh giá

Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.

5. Hoạt động nối tiếp

HS trả lời các câu hỏi trong SGK và xem trước bài 22

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm