Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất (tiếp)

Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển - Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức.

  • Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
  • Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.

2. Kĩ năng.

Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất và các vùng núi trẻ trên thế giới.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Khai thác kiến thức từ BĐ và làm bài tập nhận thức
  • Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới.
  • Bản đồ Tự nhiên thế giới.
  • Tập bản đồ thế giới và các châu lục.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hoá vận chuyển, bồi tụ.

3. Dạy bài mới.

Mở bài: GV nêu yêu cầu của bài thực hành- Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lữa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ: cặp đôi.

B1: GV yêu cầu HS quan sát hình 10, bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa, bản đồ tự nhiên thế giới để xác định:

- Các khu vực có nhiều động đất, núi lửa hoạt động.

- Các vùng núi trẻ.

B2: HS quan sat để trả lời

B3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức.

HĐ2: Cá nhân:

B1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ để rút ra:

- Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

- Nguyên nhân của sự phân bố đó?

B2: HS quan sat BĐ và dựa vào kiến thức đã học đee trả lời.

B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.

a. Các vùng núi lửa, động đất:

Khu vực Địa Trung Hải

Khu vực Đông Phi

b. Các vùng núi trẻ:

Châu Á: Hymalaya

Châu Mĩ: Cooc đie, An đét

Châu Âu: An pơ, Capca, Pirênê

2. Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.

- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố trùng khớp nhau

- Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng thạch quyển

3. Nguyên nhân

- Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hay tách giãn xa nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng là nơi xảy ra các hiện tượng đất, núi lửa và các hoạt động kiến tạo núi.

4. Đánh giá.

GV nhận xét quá trình làm việc của các nhóm.

5. Hoạt động nối tiếp.

HS xem trước bài 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm