Giáo án Địa lý 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
Giáo án Địa lý 10 bài 2
Giáo án Địa lý 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ có nội dung phù hợp quy định bộ GD và súc tích giúp học sinh nhanh chóng hiểu mỗi phương pháp đều biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp. Chúc quý thầy cô giáo giảng dạy tốt.
Giáo án Địa lý 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
Giáo án Địa lý 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
1. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a. Về kiến thức:
Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ - biểu đồ.
b. Về kĩ năng:
Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlát
c. Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên:
Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, một số bản đồ Việt Nam hoặc Thế giới.
b. Học sinh: SGK, vở ghi...
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ, định hướng bài: (1 phút) kiểm tra trong bài
Định hướng: Hôm nay chúng ta học tiếp chương bản đồ, để xem các đối tượng như thế nào?
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
HĐ 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu (HS làm việc cá nhân: 10 phút): Bước 1: Nhìn vào hình 2.2: Các nhà máy điện của Việt Nam có đặc điểm gì so với toàn lãnh thổ? Bước 2: Yêu cầu HS cho biết đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của từng pp (nội dung biểu hiện). Bước 3: GV chuẩn kiến thức. (xem hình 2.1 và bản đồ) HĐ2:Tìm hiểu phương pháp đường chuyển động (HS làm việc cá nhân: 10 phút): Bước 1: GV yêu cầu HS: nhìn hình 2.2, ngoài việc biết được vị trí đối tượng (nhà máy điện), chúng ta còn biết được đặc điểm gì nữa ? Bước 2: HS: Nêu đặc điểm cơ bản, GV chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ. HĐ3: Tìm hiểu phương pháp chấm điểm (HS làm việc cả lớp: 10 phút): Bước1: GV: Yêu cầu HS tìm hiểu đối tượng và khẳ năng biểu hiện. Bước 2: GV: Chuẩn kiến thức,chỉ trên bản đồ và các hình trong SGK HĐ4: Tìm hiểu phương pháp bản đồ, biểu đồ (HS làm việc cả lớp: 10 phút). Bước 1: GV: Yêu cầu HS trình bày đối tượng và khả năng biẻu hiện. Bước 2: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ và hình trong SGK và cho biết ngoài ra còn có các phương pháp khác. | 1. Phương pháp kí hiệu: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, trung tâm CN.... b. Các dạng kí hiệu: - Kí hiệu hình học. - Kí hiệu chữ. - Kí hiệu tượng hình. c. Khả năng biểu hiện: - Vị trí phân bố của đối tượng. - Số lượng, quy mô, loại hình. - Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên (hướng gió, bão, dòng biển), KT-XH (sự vận chuyển hàng hoá...) b.Khả năng biểu hiện: - Hướng di chuyển của đối tượng. - Số lượng: khối lượng. - Chất lượng: tốc độ của đối tượng. 3. Phương pháp chấm điểm: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau. b. Khả năng biểu hiện: - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: a. Đối tượng biểu hiện: - Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ - Các đối tượng phân bố trong những đơn vị lãnh thổ phân chia bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ. b. Khả năng biểu hiện: Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng. |
c. Củng cố – luyện tập: (2 phút)
So sánh hai phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2 phút)
Bài tập 1, 2 sách giáo khoa.