Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Giáo án Địa lý 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức

  • Biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lí
  • Trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiển của quy luật này.
  • Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.

2. Kĩ năng

  • Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên.
  • Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh hoạ quy luật.

3. Thái độ

HS có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó

II. Thiết bị dạy học

  • Phóng to Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đât
  • Tranh ảnh về sự tàn phá rừng, đất bị xói mòn, lũ lụt.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các thảm thực vật và đất theo vĩ độ? Kể một số kiểu khí hậu với các thảm thực vật và đất tương ứng.

3. Dạy bài mới

Mở bài: Quá trình phát sinh và phát triển của các thành phần tự nhiên diển ra ở đâu? Chúng ảnh hưởng đến nhau như thế nào? Hoạt động sản xuất của con người tác động ra sao đến chúng? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết các vấn đề đó.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cả lớp

+ GV: yêu cầu HS quan sát hình 20.1 và phần bài viết trong SGK để:

- Nêu khái niệm và đặc điểm của lớp vỏ địa lí.

- Nhận xét về bề dày của lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất (ở lục địa và đại dương)

+ HS: trả lời

+ GV: chuẩn kiến thức

Chuyển ý: Ta đã biết các quyển trong lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập và tác động lẫn nhau. Điều đó được biểu hiện cụ thể như thế nào? Nguyên nhân của nó mang lại ý nghĩa gì?

HĐ2: cá nhân

+ GV: yêu cầu HS đọc SGK nêu khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí và nguyên nhân tạo nên quy luật.

GV hỏi thêm:

- Thế nào là mối quan hệ quy định lẫn nhau?

- Hãy nêu các thành phần của tự nhiên.

- Giải thích nguyên nhân hình thành quy luật.

HĐ3: nhóm

+ GV: chia lớp làm 2 nhóm và giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: nghiên cứu kĩ các biểu hiện của quy luật thông qua các ví dụ trong SGK. Lấy thêm 1 ví dụ khác.

- Nhóm 2: nghiên cứu kĩ các ví dụ về ý nghĩa thực tiễn của quy luật thông qua các ví dụ trong SGK. Lấy thêm ví dụ khác.

+ HS: đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến.

GV đưa thêm một số tranh ảnh tương ứng với ví dụ trong SGK để HS phân tích, sau đó GV hỏi:

Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

+ GV tổng kết, khác sâu ý nghĩa quy luật

I. Lớp vỏ địa lí

+ Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển.

+ Dày khoảng 30 – 50 km

+ Những hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối.

II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1. Khái niệm

Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ của lớp vỏ địa lí.

2. Biểu hiện của quy luật

Chỉ cần một thành phần thay đổi, các thành phần khác sẽ thay đổi theo

3. Ý nghĩa.

Cần phải nghiên cứu kĩ và toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng

4. Đánh giá

Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng:

a. 30 – 35 km b. 30 – 40 kmc. 40 – 50 km d. 35 – 40 km

Chúng ta nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí nhằm:

  1. Biết cách bảo vệ tự nhiên
  2. Hiểu rằng diện tích rừng đầu nguồn sẽ bị ngập khi đắp đập ngăn sông
  3. Hiểu được mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên và giữa tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người.
  4. Tất cả đèu đúng

5. Hoạt động nối tiếp

HS làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm