Giáo án Địa lí bài Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Giáo án bài “Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí”
Giáo án môn Địa lí lớp 10 bài “Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí” bám sát kiến thức, kỹ năng và những quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Địa lí lớp 10, đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy vai trò chủ thể năng động sáng tạo của mỗi học sinh. Chính vì vậy, bên cạnh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học sinh còn được tiếp cận với những kiến thức và phương pháp học mới mẻ, hiệu quả hơn, mời các thầy cô cùng xem.
BÀI: LỚP VỎ ĐỊA LÝ - QUY LUẬT THỐNG NHẤT
VÀ HOÀN CHỈNH LỚP VỎ ĐỊA LÝ
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí, biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lí.
- Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí.
- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhên trong lớp vỏ địa lí, nhất là khí hậu: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu KH thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lý và các quy luật của lớp vỏ địa lí:
- Khái niệm lớp vỏ địa lý:
- Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên địa lí.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh họa quy luật.
3. Thái độ:
- Thận trọng khi tác động vào các thành phần tự nhiên.
- Quan tâm tới sự thay đổi của môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên, phù hợp với quy luật của nó.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Các tranh ảnh về rừng bị tàn phá, lũ lụt.
- Bản đồ Hình thể Việt Nam.
- Hình 20.1 phóng to.
2. Học sinh:
- Các tranh ảnh về rừng bị tàn phá, lũ lụt.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Nêu sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ?
- Câu 2: Nêu sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao?
3. Bài mới:
a) Mở bài: Các em đã được học tất cả các quyển của lớp vỏ Trái Đất, mỗi quyển có quy luật phát triển riêng nhưng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một quy luật nhất định. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số quy luật quan trọng của lớp vỏ địa lí.
b) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ GIỚI HẠN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ 1. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Cặp đôi 2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, PTTQ. - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục I trang 74, 75 - SGK kết hợp quan sát hình 20.1, cho biết:
HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức với hình vẽ trên bảng. | I. Lớp vỏ địa lí - Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ bộ phận như: Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau - Độ dày của lớp vỏ địa lí khoảng 25 đến 35km. |