Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển - Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Một số sông lớn trên Trái đất

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển - Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Một số sông lớn trên Trái đất giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa

Giáo án Địa lý 10 bài 14: Thực hành sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng - Thủy triều - Dòng biển

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức.

Hiểu rõ:

  • Các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
  • Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy.
  • Những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông.
  • Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới

2. Kĩ năng.

  • Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
  • Xác định một số sông lớn trên thế giới

3, Thái độ, hành vi.

Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.

II. Thiết bị dạy học.

  • Bản đồ khí hậu thế giới.
  • Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Dạy bài mới.

Mở bài: Có người nói rằng: “nước rơi xuống các lục địa, phần lớn do nước từ các đại dương bốc lên, rồi lại chảy về đại dương”, câu nói đó đúng hay sai? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều đó.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính.

HĐ1: cả lớp.

+ GV: đọc SGK để phát biểu khái niệm thuỷ quyển.

+ HS: trả lời.

+ GV: chuẩn kiến thức và lưu ý cho HS: Nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiém 3%, nước sông, hồ chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó.

HĐ2: cặp đôi.

+ GV: yêu cầu HS dựa vào hình 15 để trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất.

+ HS: thảo luận và trình bày kết quả.

+ GV: chuẩn kiến thức.

HĐ3: Nhóm.

+ GV: chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1, 3: Đọc SGK, thảo luận, nêu ví dụ chứng minh chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

- Nhóm 2, 4: Giải thích vì sao địa thế, thực vật và hồ đầm lại ảnh hưởng đến sự điều hoà của chế độ nước sông.

GV gợi ý:

* Có thể chọn các sông ở các vĩ độ khác nhau để chứng minh.

* Dựa vào kiến thức đã học để giải thích sự khác nhau về mực nước lũ ở các sông miền Trung và sông ở đồng bằng sông Cửu Long….

+ HS: đại diện các nhóm trình bày.

+ GV: chuẩn kiến thức và hỏi thêm các câu hỏi:

- Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn?

- Vì sao sông Mê Công lại có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng?

- Các câu hỏi trong SGK.

HĐ4: Nhóm.

+ GV: chia lớp làm 3 nhóm, mổi nhóm chia thành những nhóm nhỏ để thảo luận về các sông lớn trên Trái Đất với nội dung:

- Nơi bắt nguồn.

- Diện tích lưu vực.

- Chiều dài.

- Vị trí.

- Nguồn cung cấp nước.

+ HS: đại điện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ.

+ GV; chuẩn kiến thức.

I. Thuỷ quyển.

1. Khái niệm.

Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

a) Vòng tuần hoàn nhỏ.

Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.

→ Nước chỉ tham gia vào hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi.

b) Vòng tuần hoàn lớn.

+ Nước tham gia vào 3 giai đoạn: bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm → dòng ngầm→ biển, biển lại bốc hơi.

II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.

+ Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó.

+ Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

+ Nước ngầm phong phú, mực nước không sâu, sông được tiếp nước nhiều.

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm.

+ Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

+ Thực vật: Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.

+ Hồ, đầm: điều hoà chế độ nước sông.

III. Một số sông lớn trên Trái Đất.

1. Sông Nin.

2. Sông A-ma-zôn.

3. Sông I-ê-nit-xây.

(Xem bảng phụ lục).

4. Đánh giá.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

5. Hoạt động nối tiếp.

Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 58.

Phụ lục.

Một số sông lớn trên Trái Đất.

Sông

Nơi bắt nguồn

Diện tích lưu vực (km2)

Chiều dài(km)

Vị trí

Nguồn cung cấp nước chính

Nin

Hồ Victoria

2881000

6685

Khu vực xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt, châu Phi

Mưa và nước ngầm

Amazôn

Dãy An đét

7170000

6437

Khu vực xích đạo; châu Mĩ

Mưa và nước ngầm.

I-ê-nít-xây

Dãy Xaian

2580000

4102

Khu vực ôn đới lạnh; châu Á

Băng, tuyết tan

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm