Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức.

  • Hiểu rõ sự hình thành sương mù, mây và mưa.
  • Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
  • Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ.

2. Kĩ năng.

  • Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương… với lượng mưa.
  • Phân tích biểu đồ (đồ thị) phân bố lượng mưa theo vĩ độ.
  • Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (hình 13.2) do ảnh hưởng của đại dương.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Khai thác kiến thức từ kênh hình. Đàm thoại gợi mở nêu vấn đề, thảo luận nhóm
  • Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới
  • Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch

3. Dạy bài mới.

Mở bài: Các em đã học về độ ẩm không khí và mưa ở lớp 6. Ai còn nhớ được độ ẩm không khí là gì? Mây và mưa được hình thành như thế nào? Mưa trên Trái Đất phân bố ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết những thắc mắc này.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: Cả lớp.

B1: GVnhắc lại cho HS biết độ ẩm trong không khí là do hơi nước tạo ra, hơi nước được bốc lên từ sông, hồ, ao, biển. Vậy trong điều kiện nào n hơi nước ngưng đọng?

B2: HS dựa vào SGK để trả lời.

B3: Gv nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

→ GV: khi hơi nước ngưng đọng sẽ sinh ra sương, mây, mưa…, sương mù là một trong những loại sương có gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất.

- Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, em hãy cho biết sương mù thường sinh ra trong những điều kiện nào?

+ HS: trả lời

+ GV: chuẩn kiến thức.

HĐ2: cá nhân.

B1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:

- Mô tả quá trình hình thành mây, mưa.

- Khi nào thì có tuyết rơi?

- Mưa đá xảy ra khi nào?

B2: HS nghiên cứu, trình bày kết quả.

B3: GV chuẩn kiến thức.

HĐ3: Nhóm.

B1: GV chia lớp ra làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1, 2: tìm hiểu nhân tố khí áp và frông với nội dung:

* Khu vực áp thấp và áp cao nơi nào hút gió, nơi nào phát gió và ở đó không khí chuyển động ra sao?

* Khi hai khối khí nóng, lạnh gặp nhau dẫn đến hiện tượng gì? Tại sao?

- Nhóm 3, 4: tìm hiểu nhân tố gió với nội dung:

* Trong các loại gió thường xuyên, loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít?

* Miền có gió mùa gây mưa nhiều hay ít? Vì sao?

* Trả lời câu hỏi mục 3 SGK.

- Nhóm 5, 6: tìm hiểu nhân tố dòng biển và địa hình với nội dung:

* Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít?

* Giải thích ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa.

B2: Các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện dựa vào bản đồ trình bày kết quả.

B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

HĐ4: Cặp đôi.

B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 13.1, 13,2 và kiến thức đã học để thảo luận cặp đôi.

- Nhận xét và giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

- Trả lời câu hỏi mục 2 trang 52 SGK.

B2: HS thảo luận và trình bày kết quả.

B3: GV chuẩn kiến thức.

I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.

1. Ngưng đọng hơi nước.

+ Điều kiện để ngưng đọng hơi nước:

- Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp thêm hơi nước hoặc gặp lạnh.

- Có hạt nhân ngưng đọng.

2. Sương mù.

+ Điều kiện: Độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.

3. Mây và mưa.

+ Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước đọng thành những hạt nhỏ nhẹ tụ thành những đám đó gọi là mây.

+ Khi hạt nước trong mây có kích thước lớn thành các hạt rơi xuống mặt đất đó gọi là mưa.

+ Tuyết rơi: nước gặp nhiệt độ OoC.

+ Mưa đá: nước rơi dưới dạng băng.

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

1. Khí áp.

+ Khu vực áp thấp: thường mưa nhiều.

+ Khu vựa áp cao: ít mưa hoặc không mưa.

2. Frông.

+ Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

3. Gió.

+ Gió Tây ôn đới: mưa nhiều.

+ Miền có gió mùa: mưa nhiều.

+ Miền có gió Mậu dịch: mưa ít.

4. Dòng biển.

+ Ven bờ các đại dương, những nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều; nơi có dòng biển lạnh đi qua thường khó mưa.

5. Địa hình.

+ Không khí lạnh chuyển động gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi… mưa nhiều.

+ Sườn đón gió: mưa nhiều, sườn khuất gió: mưa ít.

III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

1. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.

+ Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ (từ xích đạo về cực).

+ Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.

+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít.

+ Hai khu vực ôn đới mưa nhiều.

+ Hai khu vực ở cực mưa ít nhất.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.

+ Ở mỗi đới từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều.

+ Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình…

+ Ví dụ: Khu vực Đông Âu và Tây Á, Tây và Đông của Bắc Mĩ… lượng mưa rất khác nhau.

4. Củng cố:

Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

5. Hoạt động nối tiếp.

  • Làm câu 3 trang 52 SGK
  • Trả lời câu hỏi mục 3 trang 50 SGK

Tài liệu liên quan đến Địa lý 10 bài 3:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm